Ngân hàng Chính sách xã hội của Chính phủ: 19 năm xây dựng, phát triển, thành tựu

19 năm hình thành và hoạt động trong diễn tiến phát triển mạnh mẽ và hội nhập sâu rộng của của nền kinh tế, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) dần trưởng thành.

Từ một ngân hàng chuyên trách trong vai trò "cánh tay nối dài" của Đảng, Chính phủ triển khai các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, NHCSXH đã dần từng bước tham gia sâu vào công cuộc xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng giảm nghèo, an sinh xã hội.
Buổi giao dịch tại xã Vạn Ninh của NHCSXH tỉnh Quảng Bình, các cán bộ luôn thực hiện quy định 5K của Bộ Y tế

Buổi giao dịch tại xã Vạn Ninh của NHCSXH tỉnh Quảng Bình, các cán bộ luôn thực hiện quy định 5K của Bộ Y tế

Chỉ sau hơn 2 tháng cho vay hỗ trợ trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 7.7.2021 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, hệ thống NHCSXH đã giải ngân được trên 442 tỉ đồng cho 830 lượt người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 125.481 người lao động tại 63 tỉnh, thành phố, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, duy trì sản xuất tạo đà phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới.
Tổng giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng chỉ đạo toàn hệ thống "Thực hiện Nghị quyết số 68 của Chính phủ và Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ là nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Không để người sử dụng lao động có nhu cầu, đủ điều kiện vay vốn không tiếp cận được nguồn vốn từ chính sách của Chính phủ".
Đặc biệt, tinh thần "Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ" của hơn 10.000 cán bộ phủ rộng ở gần 11.000 Điểm giao dịch của NHCSXH tại trụ sở UBND cấp xã trong toàn quốc. Mối quan hệ bền chắc giữa NHCSXH với cả hệ thống chính trị đã trở thành điểm tựa để NHCSXH nhanh chóng đưa chính sách cuộc sống.
NHCSXH đã phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ sửa đổi Nghị quyết 68 và Quyết định số 23 theo hướng rút gọn trình tự, thủ tục, giảm điều kiện, đơn giản hóa tối đa thủ tục, mở rộng đối tượng, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao động tiếp cận chính sách.
“Chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất là chính sách rất cần thiết trong thời điểm đại dịch đang diễn biến phức tạp, đưa chính sách đi vào cuộc sống càng sớm càng tốt, góp phần giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn”, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cũng khẳng định.
Từ năm 2020 đến nay, hệ thống NHCSXH đã thực hiện hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 với tổng số tiền trên 47 tỉ đồng. Riêng năm 2021 hỗ trợ trên 40,7 tỉ đồng cho các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh để mua dụng cụ, thiết bị y tế, mua vaccine, mua nhu yếu phẩm.
Từ thuở sơ khai, NHCSXH chỉ thực hiện 3 chương trình tín dụng ban đầu là cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm và cho vay học sinh, sinh viên với nguồn lực hạn hẹp. 8 năm đầu thành lập NHCSXH đã đề xuất, triển khai nhiều giải pháp tăng trưởng nguồn vốn; huy động sức mạnh cả hệ thống chính trị và của cả xã hội tham gia vào thực hiện chương trình giảm nghèo, công tác an sinh xã hội.

19 năm xây dựng và phát triển 18 chương trình tín dụng chính sách

Đến năm 2010, NHCSXH đã cho vay tới 18 chương trình tín dụng dựa trên nền tảng của 3 chương trình tín dụng ban đầu, phủ kín nhu cầu giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho bộ phận dân cư có mức sống thấp hơn, điều kiện sinh hoạt khó khăn.
Thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách của Nhà nước về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Chương trình giảm nghèo bền vững đến năm 2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
Tiếp theo thành quả của 8 năm trước, kết nối cả hệ thống chính trị xã hội tham gia triển khai thực thi các chính sách tín dụng xã hội, NHCSXH tham mưu chính sách để Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội được xem là một bước đột phá lớn.
Triển khai chính sách của Chính phủ đặc biệt “Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm”; “Trung ương và địa phương cùng làm”, duy trì tính bền vững của nguồn vốn và năng lực tài chính thêm mạnh. Năm 2017, lần đầu tiên NHCSXH được bố trí vốn ngân sách Nhà nước trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.
Tiếp đó, nhận nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương từ năm 2014. Tính đến đầu tháng 10.2021, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đã đạt trên 255 nghìn tỉ đồng, trong đó, nguồn vốn nhận ủy thác từ địa phương đạt gần 25 nghìn tỉ đồng.
NHCSXH thực hiện các chương trình tín dụng chính sách đạt hiệu quả về kinh tế - xã hội; ưu tiên hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Những thành quả hoạt động của NHCSXH thực hiện trong thời gian qua đã được Đảng, Nhà nước, nhân dân đánh giá cao và ghi nhận bằng danh hiệu cao quý “Anh hùng lao động” thời kỳ đổi mới.
Tín dụng chính sách của Chính phủ đã giúp người nghèo và các đối tượng yếu thế tự tin, vươn lên trong cuộc sống

Tín dụng chính sách của Chính phủ đã giúp người nghèo và các đối tượng yếu thế tự tin, vươn lên trong cuộc sống

Các mục tiêu, định hướng, giải pháp phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 và phù hợp với thực tiễn hoạt động của NHCSXH trong những năm vừa qua, góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. 
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.