Khắp nơi ngắm nhật thực

22/07/2009 10:29 GMT+7

(TNO) Ngay từ 7 giờ sáng nay 22.7, nhiều bạn sinh viên khoa Vật lý, ĐH Sư phạm Hà Nội và các bạn yêu thích thiên văn học đến từ nhiều nơi đã có mặt trên tầng thượng tòa nhà khoa Vật lý, ĐH Sư phạm Hà Nội để chiêm ngưỡng nhật thực dài nhất thế kỷ. >> Xóa bỏ những đồn đoán về nhật thực >> Người châu Á xem nhật thực

Hà Nội: 1001 kiểu xem nhật thực

Hà Nội nắng ngay từ buổi sáng, bầu trời trong, ít mây là điều kiện rất lý tưởng để thưởng thức hiện tượng này.

Sau đây là một số hình ảnh phóng viên Thanh Niên Online tại Hà Nội gửi đến bạn đọc:


Điều kiện kiên quyết khi ngắm nhật thực là không được nhìn trực tiếp lên mặt trời

 
Rất đông các bạn yêu thích thiên văn học đã có mặt

 
Ảnh nhật thực qua thiết bị của khoa Vật lý

 
Giây phút mặt trăng đi vào giữa trái đất và mặt trời

 
Giây phút hồi hộp nhất chuẩn bị đến

  
Mặt trăng che khuất mặt trời ở mức cực đại

* Dưới đây là các pha nhật thực được chụp tại Hà Nội từ khi bắt đầu diễn ra nhật thực đến lúc nhật thực đạt cực đại với tỷ lệ che khuất 67,5%.

 

 
            Hình ảnh mặt trăng "ăn" mặt trời

* Phóng viên Thanh Niên Online ghi lại các kiểu ngắm mặt trăng “ăn” mặt trời của các bạn sinh viên Hà Nội.

 
Niềm vui khi chứng kiến hiện tượng thiên nhiên kỳ thú

 
Để ghi lại khoảnh khắc này, anh Đặng Huy Hùng đã phải sắm thêm kính lọc ND cho chiếc máy ảnh Canon của mình, đồng thời bọc nylông ngoài mới có thể hướng mặt trời

 
Nhật thực qua ống kính tele 70-200 đã gắn kính lọc

 
Kính do Hội Thiên văn nghiệp dư TP.HCM chế tạo cũng tỏ rõ tác dụng

 
Nhật thực chụp qua kính do Hội Thiên văn nghiệp dư TP.HCM chế tạo


Đã rất lâu, đĩa mềm máy tính mới được đem ra sử dụng, nhưng lần này không phải để ghi dữ liệu


Camera truyền hình nhiệt tình phục vụ nhu cầu các bạn sinh viên


Rồi đĩa mềm máy tính


Các bạn trẻ có thể thỏa thích ngắm nhìn qua các thiết bị chuyên dụng của khoa Vật lý, ĐH Sư phạm Hà Nội


Chấm đỏ bên trái là điểm hội tụ, có thể đốt cháy giấy nếu hứng ở đó. Chiếc kính này không dùng để nhìn


Tại ký túc xá ĐH Sư phạm Hà Nội, nhiều bạn sinh viên cũng tranh thủ chiêm ngưỡng khoảnh khắc này


“Nhật thực” từ bàn tay


Những chiếc kính ngắm được chế tạo một cách hết sức khẩn trương


Dễ kiếm, giá rẻ là giấy gói hoa, được tráng thủy ngân bên ngoài. Khá nhiều sinh viên dùng loại kính ngắm này


Kính ngắm được chế tạo từ simcard


Rất đông phóng viên các báo không bỏ lỡ sự kiện này


Thích thú với những tấm ảnh nhật thực

Đà Nẵng: Ra biển xem nhật thực 

Từ 6 giờ 30 sáng 22.7, khoảng 200 người dân, đa số là giới trẻ ở Đà Nẵng đã tập trung tại công viên bãi biển Phạm Văn Đồng để chờ xem nhật thực.

Tại đây, Câu lạc bộ Thiên văn Bách khoa Đà Nẵng do Phan Thanh Hiền (SV ĐH Bách khoa) làm chủ nhiệm đã đặt mua 10 kính chuyên dụng xem nhật thực để hỗ trợ cho người dân cùng thưởng thức sự kiện ngoạn mục này.

Sáng 22.7, Đà Nẵng nắng to, trời trong, rất thuận lợi để xem nhật thực. Đúng 7 giờ 15, qua lớp kính chuyên dụng, các bạn trẻ đã trầm trồ thích thú khi một phần mặt trời bắt đầu bị che khuất. 10 chiếc kính chuyên dụng do CLB Thiên văn Bách khoa trang bị luôn quá tải. Nhật thực tại TP Đà Nẵng đạt độ che khuất cực đại khoảng 46% vào lúc 8 giờ 15 phút.

Anh Dũng, chủ cửa hàng kính thiên văn Ánh Dương (đường Lê Duẩn) cho biết: “Những ngày qua sức mua kính xem nhật thực của người dân TP Đà Nẵng có tăng nhưng không nhiều, do giá kính cao từ 1,5 đến 2 triệu đồng/cái nên đa số là giới trí thức trung niên mới sắm, còn các học sinh - sinh viên thường mua kính lúp rồi “độ” lại theo hướng dẫn”.

 Câu lạc bộ Thiên văn Bách Khoa trang bị 10 kính chuyên dụng cho người dân xem nhật thực
Câu lạc bộ Thiên văn Bách Khoa trang bị 10 kính chuyên dụng cho người dân xem nhật thực

Xem nhật thực qua tấm kính đặt trong chậu nước pha mực
Xem nhật thực qua tấm kính đặt trong chậu nước pha mực

lúc 7 giờ 45
lúc 7 giờ 45

TP.HCM: Xem nhật thực không sướng

Sáng nay 22.7, chưa đến 7 giờ nhưng đã có rất nhiều bạn trẻ tập trung tại sân bóng Nhà Thiếu nhi TP.HCM để được CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC) huớng dẫn quan sát nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21.

Đến 7 giờ 15 phút, số lượng tham dự đã lên đến hàng trăm người. Lúc này trời rất nhiều mây, ảnh huởng đến việc quan sát, nhưng mọi người vẫn không nản lòng, háo hức chờ đến 8 giờ - khi nhật thực quan sát tại TP.HCM đạt cực điểm.

Mặc dù mây khá nhiều nhưng dưới lớp kính bảo vệ, mọi người vẫn có thể thấy được phần nào hình ảnh mặt trời bị khuyết. Nhiều bạn trẻ tỏ ra bất ngờ và thích thú với hiện tượng độc đáo này của thiên nhiên. Các phụ huynh dắt theo con theo cũng hào hứng không kém.

Tuy nhiên, do mức che phủ mặt trời tại TP.HCM thấp, cộng thêm thời tiết xấu vào sáng nay khiến một số người kém vui. Bạn Hoàn Hảo (Q.3) cho biết: "Mình rất hy vọng xem được nhật thực một cách rõ nhất nhưng với bầu trời sáng nay thì đành chịu. Chưa kể việc mặt trời bị che khuất quá ít nên nhìn cũng không sướng lắm".


Cảnh nhật thực tại TP.HCM - Ảnh: Tuấn Anh

Theo thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, Phó phòng Dự báo, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, thời tiết sáng nay quá xấu đã ảnh hưởng nhiều đến việc quan sát. Bà Lan nhận định, ảnh hưởng trục phía nam rãnh áp thấp cộng thêm gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh khiến cho bầu trời tại TP.HCM sáng nay đầy mây dù không mưa. Việc quan sát được hiện tượng nhật thực chỉ có thể đạt độ thành công từ 10 đến 20%.

Phan Lê Tùng - Quang Duẩn - Bùi Tuấn - Nguyễn Tú - Viên An - Thành Trung (thực hiện)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.