Nạn trục lợi mùa dịch: Lực lượng công an đã xử lý hàng trăm vụ

Thái Sơn
Thái Sơn
19/03/2020 08:27 GMT+7

Nhiều đối tượng lừa đảo đã chuyển hướng kinh doanh qua mạng với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi... nhằm trục lợi mùa dịch.

Theo Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) - Bộ Công an, lợi dụng tình hình dịch Covid-19, nhiều đối tượng lừa đảo đã chuyển hướng kinh doanh qua mạng với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi... nhằm trục lợi mùa dịch.
Cụ thể, các đối tượng thiết lập nhiều trang, nhóm mạng xã hội Facebook, Zalo, YouTube... chia sẻ các tin, bài, video về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam. Đồng thời, sử dụng các tính năng bình luận, chia sẻ trên mạng xã hội để tiếp cận cùng lúc nhiều người.
Nội dung chủ yếu là xuyên tạc về dịch bệnh như số lượng người nhiễm, số người chết; hướng dẫn cách tự điều trị, chẩn đoán tại nhà, mua bán và sử dụng các loại thuốc để phòng chống, thậm chí cả những loại vắc xin có khả năng phòng Covid-19; thông tin về nhà nước phun thuốc khử trùng trên diện rộng; lan truyền các tài liệu của nước ngoài về phòng chống dịch bệnh...
Theo A05, từ khi xuất hiện dịch Covid-19 và bùng phát tại Vũ Hán (Trung Quốc) cùng một số nước trên thế giới đến nay, Cục đã phối hợp với công an các đơn vị, địa phương xác minh, làm việc với 800 trường hợp đưa tin về dịch bệnh sai sự thật, gây hoang mang dư luận.
Trong đó, xác định có khoảng 200 trường hợp trục lợi thông qua việc đầu cơ hàng hóa, kinh doanh làm giả các mặt hàng thiết bị y tế; làm vô hiệu hóa hơn 100 hội nhóm trên các trang mạng xã hội có hoạt động đầu cơ, găm hàng, bán khẩu trang, thuốc khử trùng với giá cao, số lượng lớn để trục lợi. Ngoài yêu cầu gỡ bỏ thông tin sai sự thật, lực lượng chức năng cũng đã xử phạt hành chính, thậm chí xử lý hình sự nhiều trường hợp.

Chống tin giả về Covid-19 bằng trí tuệ nhân tạo

Ngày 18.3, lực lượng A05 phối hợp Công an TP.Hà Nội xác minh thông tin được hàng trăm tài khoản trên mạng xã hội Facebook chia sẻ với nội dung: “Hà Nội sẽ là nguồn lây nhiễm khi có hàng ngàn người từ vùng dịch nước ngoài trở về” hoặc “các trung tâm cách ly của Hà Nội quá tải phải tính đến phương án sử dụng khách sạn để làm chỗ cách ly”...

Tung tin 2 “gái gọi” ngủ với người nhiễm Covid-19 rồi lây lan dịch

Ngày 18.3, Công an TP.Đà Nẵng xử phạt bà N.T.H (36 tuổi, ngụ Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng) 10 triệu đồng về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật liên quan công tác chống dịch Covid-19. Trước đó, sau khi TP.Đà Nẵng có 2 ca nhiễm Covid-19 là du khách Anh được công bố, khuya 8.3 bà H. dùng tài khoản Facebook cá nhân bịa chuyện 2 du khách này “kẹp gái” về khách sạn ở Q.Hải Châu.
Đồng thời, cho rằng 2 “gái gọi” này ngụ đường Tiểu La, trong 2 ngày tiếp sau đó còn “phục vụ” thêm mười mấy người rồi lây lan dịch và bịa chuyện cả khu phố Tiểu La bị cách ly... Công an TP.Đà Nẵng khẳng định 2 du khách Anh không đưa cô gái nào về khách sạn mà họ đã trú tại Q.Hải Châu, còn 2 trường hợp cách ly tại đường Tiểu La là 2 nữ nhân viên sân golf Bà Nà và Montgomerie.
Trước đó, Công an TP.Đà Nẵng cũng xử phạt N.L.K.Q (30 tuổi, ngụ Q.Hải Châu) do hành vi lừa bán hàng trên mạng. Ngày 9.2, sau khi mua nước xịt kháng khuẩn trôi nổi, Q. giả con dấu Sở Y tế TP.Đà Nẵng và chữ ký lãnh đạo Sở, dán vào hình ảnh Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm rồi đăng lên fanpage Mỹ Phẩm Joelie của mình để câu khách.
Nguyễn Tú 
Thượng tá Nguyễn Thành Lợi, Phó trưởng phòng 3 thuộc A05, cho biết các tài khoản Facebook đều dẫn nguồn từ nội dung một cuộc họp của UBND TP.Hà Nội vào chiều 17.3. Tuy nhiên, qua xác minh với cơ quan chức năng TP.Hà Nội cho thấy, các thông tin nêu trên là bịa đặt, có động cơ xấu để bán hàng. “Mục đích của người tung tin ban đầu là gây hoang mang, lo lắng cho người dân, tạo thông tin khan hiếm về khẩu trang y tế, hòng trục lợi mùa dịch”, thượng tá Lợi nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.