Nắn thẳng chân cho bé trai bị xương thủy tinh, không đi lại được

Lê Cầm
Lê Cầm
04/10/2022 09:51 GMT+7

Bé trai Sùng Seo L. (11 tuổi, ở Đắk Nông ) bị xương thủy tinh nhưng không có điều kiện chữa trị nên chân bị biến dạng, gãy, không đi lại được.

Bệnh nhi L. là người dân tộc H’Mông, con út trong gia đình có 8 anh chị em. Cha mẹ L. năm nay 57 tuổi, đang sinh sống nhờ trên mảnh đất của người thân tại Đắk Nông, gia cảnh rất khó khăn. Tháng 2.2022, em bị gãy chân, gia đình không có điều kiện điều trị nên cho em ở nhà.

Nhờ sự kết nối của một nhóm thiện nguyện, em L. được đưa đến Bệnh viện Sài Gòn ITO để điều trị trong tình trạng biến dạng nhiều cẳng chân phải, không đi lại được.

Người nhà cho biết, ngay sau khi chào đời, hai chân của em không cử động được, 1 tháng sau đó thì chân bắt đầu cử động nhưng em khóc rất nhiều; lúc em bắt đầu biết đi thì hai cẳng chân liên tục bị gãy, biến dạng. Em L. đã được mổ xương đùi phải cách đây 3 năm.

Hình ảnh X-quang chân em L. trước và sau khi phẫu thuật

bscc

Ngày 4.10, BS.CKII Nguyễn Thành Tâm, Giám đốc Bệnh viện Sài Gòn ITO, cho biết tại bệnh viện, sau quá trình khám và thực hiện các cận lâm sàng, em L. được chẩn đoán biến dạng cẳng chân do bệnh lý tạo xương bất toàn chân phải hay còn gọi là bệnh xương thủy tinh, bệnh giòn xương

“Trẻ em mắc bệnh lý tạo xương bất toàn bẩm sinh từ trong bụng mẹ, liên quan đến nhiễm sắc thể, vì vậy xương của trẻ rất mong manh, dễ gãy. Gãy xương ở bệnh nhi xương thủy tinh là một dạng gãy xương đặc biệt, không thể điều trị và phẫu thuật như gãy xương thông thường. Trường hợp của em L. khá phức tạp vì xương cẳng chân bị cong, biến dạng nghiêm trọng, gãy nhiều lần", bác sĩ Tâm chia sẻ.

Hình ảnh chân bệnh nhi trước và sau khi được nắn thẳng

bscc

Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục tốt, xuất viện sau 7 ngày. So với lúc nhập viện, bệnh nhi không còn rụt rè, em háo hức mong chờ nhanh chóng được đi lại như những trẻ em bình thường khác.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.