Mỹ mở lại cơ quan ngoại giao ở Bắc Cực từ thời Chiến tranh Lạnh

27/10/2023 10:33 GMT+7

Ngày 27.10, Mỹ chính thức khai trương cơ quan ngoại giao ở vùng cực bắc, động thái đóng vai trò biểu tượng nhằm chứng tỏ sự quan tâm ngày càng tăng cao của Mỹ đối với Bắc Cực.

Mỹ mở lại cơ quan ngoại giao ở Bắc Cực từ thời Chiến tranh Lạnh - Ảnh 1.

Tàu của Tuần duyên Mỹ đang di chuyển ở biển băng Bắc Cực

TUẦN DUYÊN MỸ

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã thông báo quyết định mở cửa cơ quan ngoại giaoTromsoe (phía bắc Na Uy) từ tháng 6, trong một bước đi nhằm thể hiện "dấu ấn ngoại giao ở vòng Bắc Cực, theo Reuters.

Ông Blinken gọi cơ quan trên là "cứ điểm hiện diện", và không cung cấp dịch vụ lãnh sự tại đây.

Reuters dẫn nhận định của nhà nghiên cứu Andreas Oesthagen cho rằng đây là động thái quan trọng, cho thấy Mỹ nhìn nhận tầm quan trọng của Bắc Cực khác hẳn so với thời điểm cách đây 5 hoặc 10 năm trước.

Tromsoe là thành phố lớn nhất của Na Uy tại Bắc Cực, cách Nga khoảng 400 km về hướng tây. Na Uy và Nga chia sẻ biên giới ở Bắc Cực.

Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Washington đặt cơ quan ngoại giao ở Tromsoe, nhưng đóng cửa nơi này vào năm 1994.

Tromsoe cũng là nơi đặt trụ sở Hội đồng Bắc Cực, tổ chức tập hợp 8 quốc gia Bắc Cực, bao gồm Nga, Mỹ, Canada, Phần Lan, Na Uy, Iceland, Thụy Điển và Đan Mạch.

Sự hợp tác giữa Hội đồng Bắc Cực, cụ thể là giữa Moscow và các nước phương Tây đã bị ngưng trệ sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine từ tháng 2.2022.

Gần đây, một số hoạt động hợp tác của hội đồng đã được nối lại, nhưng vẫn chỉ giới hạn ở cấp các nhà ngoại giao cấp cao và đến nay vẫn chưa có sự trao đổi giữa các nhà lãnh đạo chính trị.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.