Một đơn vị cam kết chống ngập cho TP.HCM, đặt cược thêm 2 tỉ đồng

24/06/2017 15:36 GMT+7

Ông Cường cam kết sẽ bỏ ra toàn bộ chi phí lo đầu tư công nghệ, máy móc, lắp đặt, vận hành… nếu không thành công thì đơn vị ông tự chịu trách nhiệm, thậm chí đặt cược thêm 2 tỉ đồng để trả lại mặt bằng sử dụng lắp đặt máy bơm cho TP.HCM.

Sáng 24.6, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân họp bàn với UBND TP.HCM và các sở, ngành về giải pháp chống ngập nước trên địa bàn TP.HCM.

tin liên quan

TP.HCM: Chương trình chống ngập gây ngập
Nhiều tuyến đường giao thông ở các quận, huyện TP.HCM xuống cấp nghiêm trọng, mới mưa đã ngập lầy lội khiến cuộc sống người dân điêu đứng.
Theo Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Văn Khoa, thời gian qua, TP.HCM thực hiện nhiều giải pháp chống ngập, trong đó chú trọng đến giải pháp công trình như xây đê bao, nâng đường, lắp đặt hệ thống cống mới… nhưng tình trạng ngập nước ở nhiều khu vực vẫn chưa được giải quyết triệt để.
“Một trong những nguyên nhân chính là do cốt nền trung bình của TP.HCM quá thấp, với chỉ khoảng hơn 1,5m so với mực nước biển. Do đó, khi mưa lớn kết hợp triều cường dâng cao thì khả năng thoát nước từ nội đô ra kênh rạch thông qua hệ thống cống thoát nước bị hạn chế, dẫn đến ngập cục bộ. Có một thực tế là khi nâng đường với cao độ chuẩn từ 2 m trở lên, lắp đặt cống hộp kích thước lớn tương ứng thì gây ngập hẻm và khu vực dân cư”, ông Khoa nói.
Đường Nguyễn Hữu Cảnh thường xuyên ngập nặng vào mùa mưa Ảnh: Phạm Hữu
Cũng theo ông Khoa, từ thực tế đó, TP tính đến những giải pháp bổ trợ là sử dụng máy bơm tăng cường.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Tăng Cường, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung, đề xuất sử dụng máy bơm thông minh do đơn vị ông nghiên cứu, thiết kế, chế tạo riêng cho TP.HCM để thí điểm chống ngập nước trên địa bàn TP.HCM.
Giải pháp bơm thông minh tiết kiệm khoảng 60.000 tỉ đồng
Đề cập đến các giải pháp chống ngập mà hiện TP.HCM đang triển khai, ông Cường cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến ngập là do cốt nền quá thấp. Nếu như xây dựng các cống có kích thước lớn nhưng đặt bằng với cốt nền hiện tại thì nước từ sông, kênh rạch tràn vào nội đô. Nếu như đặt cống cao hơn cốt nền hiện tại thì phải nâng đường, cải tạo các hạng mục công trình khác dẫn đến tốn kém. Và điều này nếu có làm cũng khó khả thi bởi không thể nâng cao cốt nền cho toàn thành phố.
Theo ông Cường, để giải quyết hết các điểm ngập của TP.HCM hiện nay chỉ có giải pháp sử dụng bơm thông minh tích hợp nhiều chức năng trong cùng một hệ thống, gồm tách và vớt rác tự động, bơm được ở nhiều chế độ công suất khác nhau, có van tự động 1 chiều để ngăn nước triều dâng từ kênh rạch vào hệ thống cống thoát nước, trong điều kiện mưa lớn vẫn hoạt động hiệu quả.
“Với kinh phí chúng tôi được biết TP.HCM dành gần 73.000 tỉ đồng chống ngập thì giải pháp bơm thông minh sẽ tiết kiệm được khoảng 60.000 tỉ đồng, chắc chắn sẽ giải quyết hết ngập”, ông Cường nói.
Ông Cường cam kết sẽ bỏ ra toàn bộ chi phí lo đầu tư công nghệ, máy móc, lắp đặt, vận hành… nếu không thành công thì đơn vị ông tự chịu trách nhiệm, thậm chí đơn vị ông còn đặt cược thêm 2 tỉ đồng để trả lại mặt bằng sử dụng lắp đặt máy bơm cho TP.HCM.
Thí điểm bơm thông minh tại đường Nguyễn Hữu Cảnh
Nêu ý kiến về đề xuất giải pháp chống ngập mới của Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Bùi Xuân Cường cho biết trước đó Sở đã cử đoàn đi tham quan, khảo sát thực tế việc vận hành máy bơm. Tiếp đó, Sở tổ chức lấy ý kiến của một số cơ quan chuyên môn, nhà khoa học cũng cơ bản thống nhất việc sử dụng máy bơm chống ngập là cần thiết, đồng thời đề xuất TP.HCM xem xét cho thí điểm.

tin liên quan

TP.HCM tập trung chống ngập nước
Chiều 29.5, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân; Phó chủ tịch UBND TP Lê Văn Khoa cùng đoàn cán bộ TP đi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án giải quyết ngập do triều cường ở khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1.
Chỉ đạo tại cuộc họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho chủ trương thí điểm lắp đặt máy bơm chống ngập nước khu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh, đoạn từ cầu Thủ Thiêm đến cầu Sài Gòn (Q.Bình Thạnh).
"Ngập nước là vấn đề tồn tại nhiều năm nhưng về tổng thể thì đây vẫn là mối lo của chính quyền và người dân thành phố", ông Nhân nói và khẳng định TP.HCM tiếp tục tập trung nhiệm vụ chống ngập nước, tránh gây ảnh hưởng lớn đền sinh hoạt người dân mỗi khi trời mưa.
Ông Lê Văn Khoa cho biết trong trường hợp thí điểm thành công ở đường Nguyễn Hữu Cảnh, thành phố sẽ tính toán nhân rộng ra các khu vực phù hợp theo hướng thuê dịch vụ công. Theo đó, doanh nghiệp lo đầu tư công nghệ, máy móc, lắp đặt, vận hành… và thành phố chi trả chi phí theo quy định.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.