Mới ngoài 20 đã bị đãng trí, phải làm sao?

09/11/2016 10:22 GMT+7

Còn trẻ, ăn uống đầy đủ, cơ thể khỏe mạnh, nhưng nhiều người có biểu hiện đãng trí hơn cả người già, khả năng suy luận, tư duy cũng giảm sút rõ rệt... Đó chính là dấu hiệu của bệnh suy giảm trí nhớ.

Trẻ hóa
Trước đây, tình trạng suy giảm trí nhớ thường xảy ra ở lứa tuổi trung niên hoặc lớn tuổi thì ngày nay càng nhiều người trẻ, thậm chí chỉ mới ngoài 20 tuổi cũng có thể gặp phải. Theo các chuyên gia thần kinh học, căn bệnh đãng trí ngày càng có xu hướng trẻ hóa, là tình trạng đáng lo ngại. Mặc dù ở VN chưa có những cuộc khảo sát chính thức, quy mô về tình trạng đãng trí ở người trẻ, nhưng theo số lượng người trẻ tới khám tại các phòng khám chuyên khoa thần kinh gặp tình trạng này khá nhiều.
Các nghiên cứu cho thấy, thông thường từ 25 tuổi trở đi có khoảng 3.000 tế bào não chết mỗi ngày, nhưng lại không hề có tế bào não mới được sinh ra. Trong khi đó, các tế bào thần kinh liên tục bị thoái hóa kèm theo đó là sự thoái hóa các cầu nối thần kinh nơi giữ vai trò quan trọng đối với các chất dẫn truyền giữa các tế bào thần kinh dẫn tới hậu quả là đãng trí, suy giảm trí nhớ. Nếu tuổi còn trẻ mà đã bị những triệu chứng này thì nguy cơ mắc các bệnh mất trí nhớ khi về già là rất cao.

tin liên quan

Lạm dụng thuốc 'Miên' rước bệnh vào người
Nghe theo lời quảng cáo, nhiều người, đặc biệt là người dân ở các tỉnh, gần đây do tin dùng một số loại thuốc 'Miên' được cho là có tác dụng chữa bá bệnh, đã tự mình rước bệnh vào người, tiền mất tật mang.

Chị T.M.L (28 tuổi, nhân viên văn phòng ở TP.HCM) cho biết không hiểu tại sao gần đây chị rất dễ mất kiểm soát, hay cáu gắt, mất tập trung, hay nhầm lẫn, xử lý công việc chậm chạp, đôi lúc mắc lỗi không đáng có. Sau khi tìm hiểu, biết được mình có thể bị suy giảm trí nhớ nên chị L. vội đến bác sĩ thần kinh để khám.
Bác sĩ Võ Văn Tân - Trưởng khoa Nội thần kinh Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP.HCM - cho biết hội chứng giảm trí nhớ ở người trẻ thường là giảm trí nhớ gần, mới xảy ra hay còn gọi là trí nhớ công việc. Đây có thể là hiện tượng của người bắt đầu bước vào giai đoạn stress hoặc rối loạn trầm cảm. Bản chất của trầm cảm là khiến người bệnh thờ ơ, không chú ý đến xung quanh, giảm sự quan sát, có cảm giác mất năng lực trong cuộc sống (do đó, bệnh nhân trầm cảm không buồn để ý đến bất cứ thứ gì, không nhớ). Khi bắt đầu có những rối loạn về trí nhớ gần, cần phải xác định được đó là biểu hiện bình thường hay bệnh lý. Biểu hiện bình thường nếu chỉ thỉnh thoảng mới quên, nhắc lại sẽ nhớ ngay. Còn suy giảm trí nhớ trở nên nặng hơn nếu tình trạng quên này trở thành quên hoàn toàn, ngay cả khi được gợi nhớ. Việc lãng quên ngày càng tăng lên nhiều hơn, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kịp thời chẩn đoán bệnh.

tin liên quan

Vì sao không nên ngủ nướng khi đồng hồ báo thức reo?

Chuông báo thức reo lên cũng là lúc nhiều người trong chúng ta phải thức dậy bắt đầu ngày làm việc. Thế nhưng, cơn buồn ngủ vẫn chưa buông tha. Mọi người hay chọn cách ngủ nướng thêm vài phút nữa. Thật ra điều này là không tốt.


Áp lực
Áp lực trong công việc và cuộc sống khiến những người trẻ tuổi dễ rơi vào trạng thái stress, trầm cảm. Đây là “tiền đề” cho các bệnh lý về thoái hóa thần kinh phát triển. Bác sĩ Tân cho biết, trầm cảm là nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy giảm trí nhớ. Người bị trầm cảm thường xuyên cảm thấy chán nản, căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực, sợ hãi, sống thu mình... từ đó dẫn đến tình trạng mau quên, khó tập trung trong công việc hay bất cứ chuyện gì, thậm chí người bệnh còn dễ cáu giận, nóng tính.
Cùng với căng thẳng tâm lý thì lối sống, áp lực công việc cũng là thủ phạm dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ. Do tâm lý muốn làm nhiều việc và hy vọng hoàn thành được nhiều công việc trong thời gian ngắn nhất. Khi làm việc quá nhiều, áp lực công việc cao dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh, thậm chí có thể dẫn đến rối loạn tâm thần.

Ngoài ra, thói quen uống rượu bia, thiếu ngủ cũng là nguyên nhân phổ biến gây suy giảm trí nhớ. Giấc ngủ rất quan trọng giúp lấy lại năng lượng, đồng thời tạo điều kiện cho não bộ được nghỉ ngơi và có thời gian để cho các tế bào não được phục hồi và lưu trữ những kỷ niệm trong bộ não. Nếu bị mất ngủ, thiếu ngủ thường xuyên, trí nhớ sa sút là điều hiển nhiên. Bên cạnh đó, chế độ ăn thiếu vitamin B1 cũng có thể dẫn đến nguy cơ suy giảm trí nhớ. Vitamin B1 rất quan trọng đối với hoạt động của hệ thần kinh giúp duy trì và đảm bảo hoạt động diễn ra bình thường. Các nhà khoa học cho biết, vitamin B1 có tác dụng duy trì việc sản xuất các dẫn truyền thần kinh có tác động đến tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ của con người. Nếu cơ thể bị thiếu vitamin B1 có thể dẫn đến rối loạn thần kinh gây giảm trí nhớ.

tin liên quan

Bị viêm khớp dạng thấp, hãy chú ý đến trà xanh
Xưa nay, trà xanh vẫn được coi là một trong những siêu thực phẩm đối với sức khỏe. Và mới đây, các nhà khoa học còn nhận thấy trà xanh có tác động tích cực đối với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

Dấu hiệu của suy giảm trí nhớ
Theo bác sĩ Tân, biểu hiện thường gặp của bệnh này là sự kém tập trung, giảm khả năng tư duy, ít nhạy bén, hay quên, dễ quên những ký ức gần. Nhiều trường hợp bị rối loạn diễn tả hành vi như nhắc đi nhắc lại một câu nói, mất nhiều thời gian để tìm đồ của mình, diễn đạt vòng vo do quên từ hoặc suy nghĩ chậm, giảm khả năng nhìn nhận và đánh giá sự việc... Ngoài ra, ở người bệnh còn có sự thay đổi tâm lý cảm xúc trở nên dễ nóng giận, nổi cáu. Càng lâu dần tình trạng sẽ càng nặng hơn nếu không được chữa trị hiệu quả.
Do những người trẻ thường lầm tưởng rằng tình trạng này chỉ gặp ở người lớn tuổi nên việc nhận biết sớm các dấu hiệu để đi khám thường rất muộn. Hơn nữa, các bác sĩ thường nhầm lẫn khi chẩn đoán sa sút trí tuệ ở người trẻ sang stress, trầm cảm... do vậy sự hợp tác từ phía gia đình và những người thân có vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra các chẩn đoán chính xác.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.