Mẹ Việt có con với Tây: Một mình sang Pháp kiện đòi quyền nuôi con

Một vụ kiện do người phụ nữ Việt Nam đích thân sang Pháp nộp đơn được mở xử tại tòa án Pháp, nhưng người cha không thi hành.

Dù người mẹ thắng kiện nhưng những 'trúc trắc" của luật pháp đã giúp người đàn ông Pháp vẫn giữ con tại Việt Nam và không giao trả.
Chị Nguyễn Thị Thanh Huyền (31 tuổi, quốc tịch Việt Nam) và ông A.S.Alex (41 tuổi, quốc tịch Pháp) đã từng yêu nhau và có một con chung là bé A.S.T.K.
Một mình đi kiện đòi con
Chị Huyền và ông A.S.Alex yêu nhau gần một năm, đến khi mang thai tháng thứ 6 đã xảy ra mâu thuẫn và kéo dài đến ngày 14.8.2014 thì bé A.S.T.K ra đời. Cùng lúc đó, bệnh viện có làm 2 bản giấy chứng sinh cho bé gồm 2 ngôn ngữ Việt và Anh và mỗi người giữ một bản.

tin liên quan

Giải oan chuyện vợ Việt, chồng Tây
Nhắm mắt các bà nội trợ cũng biết ngay những anh chồng tây lấy vợ Việt đều thuộc toàn thành phần nghèo nàn, thất bại chẳng thể lấy nổi vợ tây, hoặc có vấn đề về tâm sinh lý.
Tuy nhiên, theo chị Huyền ngày 15.8.2014, ông A.S.Alex đã mang giấy chứng sinh bằng tiếng Anh và hộ chiếu photocopy của chị đến Lãnh sự quán Pháp tại TP.HCM để làm giấy khai sinh cho bé kèm theo hộ chiếu.
Cấm xuất cảnh
Ngày 4.8, tòa án nhân dân Q.2 đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là cấm xuất cảnh đối với ông A.S.Alex và bé A.S.T.K
Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay và được thi hành theo uy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Trong thời gian sau đó chị được ông A.S.Alex thuê và trả tiền một căn hộ ở gần, để ông tiện việc thăm con. Ngày 29.11.2014, ông A.S.Alex đến đón bé A.S.T.K đi chơi như mọi khi nhưng không mang trả bé mặc dù chi Huyền đã nhiều lần yêu cầu.
Ngày 15.12.2014, chị Huyền đã về lại quê ở xã Ninh Bình, Thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà để làm giấy khai sinh cho con. Tuy nhiên UBND xã Ninh Bình có công văn hồi đáp từ chối vì bé đã được làm khai sinh tại Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP.HCM.
Trước đó, ngày 5.12.2014, chị đã nộp đơn khởi kiện ông ra Tòa án Nhân dân TP.HCM, nhưng đến ngày 30.1 toà lại quyết định trả lại đơn với lý do chưa đủ chứng cứ để chứng minh chị là mẹ của bé Sarah.
Qua trình báo từ trước, ngày 4.2.2015 chị Huyền nhận được thông tin từ Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an nói rằng bé A.S.T.K đã dùng hộ chiếu của mình và đã xuất cảnh qua cửa khẩu sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất.
Lúc này chị Huyền cảm thấy rất hoang mang vì không biết con gái mình hiện đang ở đâu. Khi dò hỏi từ những mối quan hệ mới biết con đã được ông A.S.Alex đưa sang Pháp sinh sống. Ngay sau đó, chị quyết định một mình đến Pháp nộp đơn khởi kiện ông A.S.Alex ra tòa án Pháp. Lúc này, Tòa sơ Thẩm Thẩm quyền rộng Albi có trụ sở tại Tòa án Tư pháp ở Albi thụ lý vụ án.
Ngày 23.6.2016, Tòa sơ Thẩm Thẩm quyền rộng Albi đưa ra xét xử vụ án dân sự về tranh chấp quyền nuôi con và chị Huyền được tuyên thắng kiện: “Buộc ông A.S.Alex giao lại con cho người mẹ và cho phép bà Nguyễn (tức chị Nguyễn Thị Thanh Huyền) trở về nước cùng với con gái A.S.T.K. Ông A.S.Alex phải giao lại hộ chiếu của con cho bà Nguyễn giữ”.
Tuy nhiên, để tránh thi hành án, ông A.S.Alex đã mang bé A.S.T.K rời khỏi Pháp để về Việt Nam và có gửi cho chị Huyền một thư thông báo rằng ông cùng bé A.S.T.K đang sinh sống tại P.Thảo Điền, Q.2, TP.HCM nhưng vẫn không cho chị được gặp con. Mặc dù nhiều lần chị có yêu cầu và nhờ chính quyền can thiệp nhưng bị từ chối vì lý do vụ việc dân sự, cá nhân không thể giải quyết.
Cho đến hiện tại, chị Huyền đã đi gõ cửa khắp nơi, từ nhiều cơ quan khác nhau. Trước mắt, chị chỉ mong gặp được con và bản án của tòa án Pháp tuyên sẽ được thực thi tại Việt Nam.
Cần thực thi bản án từ nước Pháp
Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ (Hội Bảo vệ quyền Trẻ em TP.HCM) nhận định bản phán quyết của tòa án Pháp có ghi những yếu tố nêu ra đủ tin cậy để cô bé S. sống cùng với mẹ của mình.
Điều 423 đến 427 Bộ luật Tố tụng dân sự 2016 đều có quy định cụ thể về việc thực thi bản án của toà án nước ngoài.
Cụ thể nhất là khoản 1 Điều 427 “Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam có hiệu lực pháp luật như bản án, quyết định dân sự của Tòa án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự” về việc bảo đảm hiệu lực quyết định của Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam.
Thứ hai, về trình tự thủ tục theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2016 từ Điều 433 đến Điều 435 chị Huyền cần làm đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án và cần nộp kèm theo các tài liệu, giấy tờ theo quy định tại Điều 434 rồi gửi tới Bộ Tư Pháp. Bộ Tư pháp sẽ chuyển hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền để tiến hành giải quyết theo quy định pháp luật.
Dựa theo bản án số 16/00411, của Tòa án sơ Thẩm Thẩm quyền rộng Albi, ngày 23.6.2016 cho rằng việc chia cắt bất ngờ cô bé khỏi mẹ trong thời kỳ bú sữa, và đưa em bé đi xa hàng nghìn km, giấu người mẹ địa chỉ của cô bé, ông A.S.Alex đã vi phạm nghiêm trọng về mối quan hệ giữa mẹ và con. Vi phạm các quy định của điều 372 và các điều tiếp sau của Bộ Luật dân sự Pháp, tạo ra một chấn thương tâm lý thực sự cho trẻ.
Qua đó, Hội sẽ hướng dẫn dịch lại bản án của toà án Pháp và gửi đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền nhằm can thiệp sớm tránh tình trạng em bé bị đem đến nước thứ 3 (vì ông A.S.Alex đã không chấp hành bản án, mang em bé từ Pháp về VN).
Theo Ls Nữ, để chị Huyền được thăm con trong thời gian này thì phải nhờ cơ quan chức năng nơi bé đang cư trú như tòa án, công an quận, Sở Lao Động TBXH, Hội Liên Hiệp phụ nữ TP và nhất là Hội Bảo vệ Trẻ em TP.HCM sẽ trực tiếp đến làm việc với các cơ quan chức năng để cho người mẹ sớm gặp được con.
Ls Nữ do dự thời gian thực hiện thủ tục công nhận bản án có hiệu lực của nước ngoài quá lâu (từ 2 – 4 tháng) có thể gây cản trở cho người mẹ được đón con về. Trong thời gian đó người cha có thể sẽ lại tiếp tục đưa trẻ đi nơi khác và người mẹ không hề hay biết.
Vì vậy theo nhận định của Ls Nữ: “Các cơ quan chức năng nhanh chóng làm đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam, tuyên ông A.S.Alex ngay lập tức giao lại bé A.S.T.K cho người mẹ, nhất là khi bé với tuổi đời còn quá nhỏ (24 tháng tuổi) để bảo vệ bé an toàn, có sức khoẻ và tinh thần, đảm bảo việc giáo dục bé được tốt khi về ở với mẹ”.
Còn luật sư Dương Mạnh Hà (Đoàn Ls TP.HCM) cho rằng, trong bản án mà tòa án Pháp tuyên buộc ông A.S.Alex (quốc tịch Pháp) giao con gái lại cho chị Huyền được quyền nuôi con hiện tại chỉ được áp dụng trên lãnh thổ nước Pháp. Nhưng muốn bản án được thi hành tại Việt Nam thì phải được tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành bản án đó.
Theo đó Việt Nam và Pháp đã có Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự (sau đây gọi là Hiệp định) và có quy định cụ thể về việc công nhận bản án dân sự giữa hai nước. Theo Hiệp định này thì việc công nhận và cho thi hành bản án của chị Huyền sẽ được thực hiện theo trình tự thủ tục của Pháp luật Việt Nam.
Luật sư Pháp: Ông A.S.Alex đã vi phạm pháp luật

Trao đổi với Thanh Niên, ông Benjamin Guegau-Herisset, cựu luật sư theo pháp luật đăng ký ở Việt Nam, thành viên của Đoàn luật sư Paris Bar cho rằng ông A.S.Alex đã vi phạm pháp luật, nhưng câu chuyện sẽ không đơn giản.

“Ông A.S.Alex đã vi phạm pháp luật, vì thực tế duy nhất là ông ấy đã lấy đứa bé ra khỏi mẹ của nó. Đây được gọi là hành vi ‘né tránh’ trong tiếng Pháp. Có nghĩa rằng đây là hành vi phạm tội ở mức độ thứ hai, không phải là tội phạm nhưng gọi là là ‘Delit’ (tạm dịch ‘vi phạm’), một mức độ giữa trong thang phạm tội, có thể bị phạt từ 0 tới 10 năm tù. Sau khi quyết định (của tòa Albi) được đưa ra, ông ta phải trả lại đứa bé cho người mẹ. Với việc không tuân thủ, ông ta sẽ phạm tội mới, cũng ở cấp độ giữa, gọi là “không giao trả đứa bé”. Tòa án hình sự ở Pháp sẽ chắc chắn kiện và lên án ông ta, dù điều này chưa xảy ra”, ông Guegau-Herisset cho biết.

Là luật sư của bà Huyền trong vụ này, ông Guegau-Herisset nhận định rằng câu chuyện sẽ tiếp tục chờ diễn biến mới nếu ông A.S.Alex vẫn tiếp tục không giao trả đứa bé và không có mặt ở Pháp.

Theo đó, nếu chưa có tòa án nào tuyên bố ông A.S.Alex vi phạm việc không giao trả đứa bé theo pháp luật, thì thậm chí A.S.Alex không thể bị gọi là tội phạm.

Rắc rối sẽ đến khi Pháp và Việt Nam hiện tại không đồng nhất về việc xử lý. Theo ông Guegau-Herisset, Việt Nam và Pháp không có hiệp ước dẫn độ, và dù có một quy ước chung về tương trợ trong các vấn đề hình sự nhưng đây là điều vẫn đang được đàm phán chứ chưa ký kết.

Một điểm sáng trong câu chuyện này là tòa Albi có thẩm quyền với tranh chấp giữa ông A.S.Alex và bà Huyền. Theo luật của Pháp, Tòa án Albi có quyền tài phán nhờ vụ kiện diễn ra trên đất Pháp trước đó.

Đối với vấn đề dân sự, tòa Albi có thể nhờ phía Việt Nam hỗ trợ thực thi các quyết định dân sự, vì hai nước Pháp và Việt Nam có một hiệp ước trợ giúp pháp lý về vấn đề dân sự. Tuy nhiên, điều này trên thực tế sẽ gặp rắc rối từ phía Việt Nam.

“Quá trình thi hành quyết định nên thông qua một quá trình công nhận quyết định tại Việt Nam. Quá trình này rõ ràng về mặt pháp lý, nhưng trong thực tế Tòa án Việt Nam sẽ khiến mọi thứ khó khăn khi họ được yêu cầu làm như vậy. Việt Nam nên cải thiện việc công nhận và thi hành các quyết định của nước ngoài”, ông Guegau-Herisset, người đã từng đăng ký luật sư tại Việt Nam cho biết.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.