TNO

Luang Prabang dưới gót giày phượt thủ

13/03/2014 10:09 GMT+7

(iHay) Luang Prabang luôn cho tôi cảm giác thân quen, dù tôi chưa từng một lần đặt chân đến Lào.

(iHay) Có thể vì ấn tượng từ một Huế cổ kính, hoặc cũng có thể do tôi luôn tưởng tượng 'cố đô' là kinh thành hoa lệ đang chìm trong giấc ngủ ngàn năm, nên Luang Prabang cho tôi cảm giác thân quen, dù trước đó tôi chưa từng một lần đặt chân đến Lào.

>> Thân thương Luang Prabang


Cố đô nhìn từ núi Phou Si
 

Những mái ngói đỏ nhấp nhô cuộn mình theo dòng Mekong mỗi lúc một gần khi máy bay chuẩn bị hạ cánh. Luang Prabang đón tôi trong không gian tràn nắng ươm màu mật ong.

Được UNESCO công nhận là di sản thế giới (1995) nhưng Luang Prabang không lớn như tôi hình dung. Gần như mọi hoạt động giao thương đều tập trung ở hai trục đường chính song song: Khem Khong và Sakkaline dài không quá 1,5km. Nhưng nếu đi để cảm nhận từng góc phố con hẻm thì đây là những con đường vô tận.


Đường Sakkaline

 
Đường Khem Khong
 

Tọa lạc đầu đường Sakkaline, đền Xiêng Thông do vua Setthathirat xây dựng năm 1560 sừng sững trong khuôn viên rộng lớn rợp bóng cây.

Khu chính điện cổ kính với kiến trúc đặc thù của Luang Prabang. Mái nhọn cao vút, chia làm ba tầng uốn cong thoai thoải, nội thất ngôi đền như một bảo tàng nghệ thuật với những bích họa khảm sứ mô tả các điển tích Phật giáo cùng hàng trăm tượng Phật lớn nhỏ.


Cổng vào đền Xiêng Thông 

 


 Đền thờ và chánh điện đền Xiêng Thông

 


Hoa văn chạm trổ đền Xiêng Thông

 
 Trống trong chánh điện

 
Bích họa chạm gốm sứ đền Xiêng Thông

Nối tiếp cung đường là một chuỗi những đền đài: Wat Mai Suwannaphumaham, Wat Sene Souk Haram, Wat Nong Sikhounmuang… Càng về sau càng nhiều những công trình mang nét giao thoa giữa kiến trúc truyền thống và hiện đại. Tiêu biểu là Cung điện Hoàng gia (Royal Palace), nay là Bảo tàng quốc gia, được xây dựng năm 1904 là sự hòa hợp giữa hai trường phái kiến trúc Lào – Pháp.


Đền Sene Souk Haram


Bảo tàng quốc gia (Cung điện Hoàng gia cũ)


 Đền Phon Phau


Chi tiết kiến trúc của Luang Prabang
 

Mãn nhãn với những di tích đền đài, chỉ vài bước chân qua con hẻm nhỏ tôi đã đến đường Khem Khong. Uốn lượn theo dòng Mê Kông lộng gió, con đường ngập bóng cây lại mang dáng vẻ đâu đó ở Châu Âu, với những ngôi nhà mái chữ A, cửa lá sách, gọn gàng ngăn nắp.


Kiến trúc phong cách Pháp – Việt trên đường Khem Khong

Trong giai đoạn 1893 - 1907, khi thực dân Pháp nắm quyền kiểm soát hành chính ở các nước Đông Dương, trong quá trình xây dựng khu nhà hành chính, kỹ thuật và nguyên vật liệu châu Âu đã được du nhập vào. Tuy nhiên để phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới, họ chọn phong cách kiến trúc đã được áp dụng thành công ở Việt Nam. Nhiều thợ xây dựng người Việt đã đến và định cư tại Luang Prabang trong thời kỳ này.


 Hoàng hôn Luang Prabang
 

Chiều dần buông nhưng vẫn còn đủ thời gian cho tôi lên đỉnh Phou Si, những bậc tam cấp nhỏ bé quanh co dẫn tôi lên, lên mãi… rồi mở ra một không gian bàng bạc. Ở đó, từ bao giờ hàng trăm người đủ mọi quốc tịch ngồi san sát nhau chỉ với mong muốn được một lần chiêm ngưỡng hoàng hôn cố đô.

Lý Hoàng Long

 >> Leo đỉnh Phousi ngắm Luang Prabang thơ mộng
>> Ăn đồ nướng ở chợ đêm Luang Prabang
>> Đi tour văn hóa ở Luang Prabang
>> Đến Luang Prabang đừng quên ghé tắm thác Kuang Si

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.