• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Lời hứa trên ngón tay

Hoài Anh
dbtuyen2002@yahoo.com
25/08/2020 18:00 GMT+7

Được xem như minh chứng cho tình yêu trọn đời, chiếc nhẫn cưới đã tồn tại hàng ngàn năm, mang trong mình lời thề ước của hai cuộc đời gắn kết dài lâu.

Nhẫn cưới – biểu tượng tình yêu từ thời cổ đại

Quay ngược về quá khứ, người Hy Lạp và Ai Cập cổ đại đã trao những chiếc vòng hình tròn cho nhau trong ngày kết hôn. Chiếc nhẫn cưới được khai sinh như một sự kết nối với những quyền năng siêu nhiên và tình yêu vĩnh cửu trong một vòng tròn không hồi kết - vòng tròn viên mãn của niềm hạnh phúc. Được đeo trên ngón tay áp út, con đường dẫn tới trái tim, chiếc nhẫn trên tay hai người như tượng trưng cho sự kết nối của hai trái tim - “vĩnh kết đồng tâm”- mãi mãi về sau.

Theo dòng chảy của lịch sử, dáng hình của chiếc nhẫn đã được thay đổi rất nhiều lần: từ chiếc nhẫn mỏng manh đơn giản thời cổ đại, đến chiếc nhẫn với phù điêu phức tạp của người Do Thái, hay bộ nhẫn cặp có thể ghép lại với nhau đặc trưng của thời Phục hưng... Và cho dù ở dáng hình nào thì chiếc nhẫn vẫn luôn mang ý nghĩa tượng trưng cho hôn nhân và tình yêu vĩnh cửu.

Đa dạng chất liệu nhẫn cưới

Thời cổ đại, chiếc nhẫn cưới chỉ mang tính biểu tượng. Chính vì vậy con người đã sử dụng các chất liệu đến từ thiên nhiên như: hoa cỏ, thân gỗ, ngà voi, xương động vật... để làm nhẫn cưới. Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, nhẫn cưới được thiết kế với kích thước vừa phải, nhỏ xinh, tinh tế hơn để có thể sử dụng đeo hằng ngày và khác với chiếc nhẫn đính hôn vốn được trang trí phức tạp.

Cùng với sự tiến bộ của xã hội, chiếc nhẫn cưới thời hiện đại được thay đổi cả về hình dáng và chất liệu, để phù hợp với tính năng sử dụng như một món đồ trang sức. Chất liệu được ưa chuộng nhất không gì khác hơn là kim loại: Platinum với độ cứng siêu hạng và sắc trắng tinh khôi, vàng trắng, vàng cổ điển hay vàng hồng đều là sắc độ được yêu thích, rồi đến titanium thân thiện cả với làn da nhạy cảm.

Những chiếc nhẫn được thiết kế kết hợp giữa kim loại và đá quý như kim cương, ngọc lục bảo, đá ruby hay các loại khoáng thạch có màu sắc cũng bắt đầu được các cặp đôi lựa chọn, xuất phát từ niềm tin với phong thủy, hay đơn giản là một kỷ niệm của riêng họ.

Thậm chí, với những cặp đôi yêu thích sự phá cách, mới mẻ sẽ lựa chọn chất liệu thú vị hơn: một cặp nhẫn bằng vật liệu tổng hợp cho những cặp đôi đam mê du lịch mạo hiểm, hay một cặp nhẫn làm từ gốm - không phải thứ gốm Bát Tràng bạn vẫn biết, mà là vật liệu hòa trộn giữa gốm và titan gọi là titanium carbide, cũng góp phần tạo nên dấu ấn về một tình yêu đặc biệt. Những sự kết hợp đa dạng này cho phép mỗi cặp đôi sở hữu cặp nhẫn cưới thực sự của riêng mình, cũng giống như tình yêu không bao giờ lặp lại.

Chiếc nhẫn tình yêu với những điều thú vị

Trong lịch sử nhẫn cưới, có một biến thể rất thú vị gọi là “Gimmel Rings” thông dụng vào thế kỷ 16 và 17. Khi đó hai người sau khi đính hôn sẽ đeo hai chiếc nhẫn có thể ghép được thành một nhờ vào kết cấu đặc biệt. Vào đám cưới, cô dâu sẽ là người đeo cả hai chiếc nhẫn này, thể hiện cho sự kết hợp của hai người gắn kết thành một cặp vợ chồng.

Phong tục đeo nhẫn cưới ở mỗi quốc gia cũng rất khác nhau và không phải vị trí của nó luôn nằm trên ngón áp út bàn tay trái. Ở một số đất nước như Đan Mạch, Áo, Na Uy, Đức... tay trái được coi là bàn tay xui xẻo, nên nhẫn cưới được đeo ở tay phải. Các cặp đôi đồng tính cũng lựa chọn đeo nhẫn ở tay phải. Nhẫn đeo ở tay phải cũng mang một số ý nghĩa khác, như sự độc lập về tài chính, hay chiếc nhẫn này là đồ gia truyền...

Cấu trúc của nhẫn cưới rất đa dạng, dù thường được khuyên là nên đơn giản, nhưng chiếc nhẫn Piaget Possession luôn được yêu thích sau nhiều năm, vì châm ngôn “Love never ends” biểu hiện qua vòng tròn chuyển động được trên thân nhẫn. Các thương hiệu nhẫn cưới toàn cầu được yêu thích bởi cả người nổi tiếng lẫn đại chúng như: Tiffany & Co, Winston Blue, Chopard, De Beer Azulea, Piaget... thường bán với giá khoảng từ 1.000 USD trở lên. Với nhiều nước phương Tây, nhẫn cưới không nhất thiết phải đeo hằng ngày. Trên thực tế nam giới cũng mới bắt đầu đeo nhẫn cưới từ khoảng thế kỷ 19, khi chiến tranh thế giới nổ ra, và chiếc nhẫn được những người vợ đeo lên tay chồng như một lời nhắn nhủ cầu chúc quay trở về.

Ảnh : Piaget

 
Top
Top