Lo ngại 'khủng hoảng chi phí sống' tại các thành phố lớn vì xung đột Ukraine

Khánh An
Khánh An
01/12/2022 09:03 GMT+7

Một khảo sát vừa công bố cho thấy những vấn đề đối với chuỗi cung ứng, cùng với việc lãi suất tăng và thay đổi tỷ giá dẫn đến giá cả tăng tại 172 thành phố lớn trên thế giới .

Thành phố New York lần đầu tiên dẫn đầu danh sách các thành phố đắt đỏ nhất thế giới

reuters

Hãng AFP ngày 1.12 dẫn khảo sát của Đơn vị Tình báo kinh tế (EIU) thuộc Tập đoàn Truyền thông The Economist cho thấy Singapore New York (Mỹ) cùng xếp đầu trong danh sách những thành phố đắt đỏ nhất thế giới.

Khảo sát chỉ số chi phí sống năm nay cho thấy lạm phát tăng vọt khiến 2 thành phố trên đứng đầu danh sách, thay thế vị trí năm ngoái của Tel Aviv (Israel). Năm nay Tel Aviv rơi xuống vị trí thứ 3.

Kết quả khảo sát cho thấy chi phí sống tăng vọt tại những thành phố lớn nhất thế giới trong khi chiến sự tại Ukraine và những giới hạn tiếp tục trong phòng chống đại dịch Covid-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng, nhất là về năng lượng và thực phẩm.

New York lần đầu tiên đứng đầu danh sách, trong khi Damascus (Syria) và Tripoli (Libya) tiếp tục là những thành phố có chi phí sống thấp nhất thế giới.

Khảo sát tiến hành từ tháng 8 đến tháng 9, cho thấy giá cả tăng vọt với mức trung bình 8,1% tại 172 thành phố lớn mà EIU xem xét. Khảo sát còn cho thấy tác động của đồng USD tăng giá.

Đồng tiền của Mỹ tăng giá trong năm nay khi Cục Dự trữ liên bang tăng lãi suất đáng kể nhằm kiềm chế lạm phát cao kỷ lục trong nhiều thập niên. Bên cạnh New York, 2 thành phố khác của Mỹ cũng nằm trong nhóm 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới là Los Angeles và San Francisco.

Tuy nhiên, tăng bậc nhiều nhất là Moscow và St. Petersburg, khi 2 thành phố của Nga lần lượt tăng 88 và 70 bậc do giá cả tăng dưới tác động của các lệnh cấm vận từ phương Tây và thị trường năng lượng tác động đồng rúp.

Kinh tế châu Âu sắp suy thoái nhưng Nga thì đang hồi phục

Chuyên gia Upasana Dutt dẫn đầu khảo sát cho rằng chiến sự tại Ukraine, các lệnh cấm vận của phương Tây đối với Nga và chính sách phòng chống Covid-19 nghiêm ngặt của một số nước đã gây ra những vấn đề đối với chuỗi cung ứng, kết hợp với lãi suất tăng và thay đổi tỷ giá, dẫn đến “khủng hoảng chi phí sống khắp thế giới”.

“Chúng ta có thể thấy rõ tác động trong chỉ số năm nay, khi giá cả trung bình tăng tại 172 thành phố trong khảo sát với mức mạnh nhất trong 20 năm chúng tôi ghi nhận dữ liệu kỹ thuật số”, chuyên gia này cho biết.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.