Làm sao để ngủ ngon hơn khi bị tiểu đường?

30/10/2017 19:30 GMT+7

Có nhiều lý do khiến người tiểu đường khó ngủ ngon giấc. Đường huyết thấp thì gây đau đầu. Đường huyết cao thì hay bị khát, phải uống nước và hệ quả là đi tiểu liên tục.

Ngoài ra, người bị tiểu đường cũng dễ mắc các vấn đề ảnh hưởng đến giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ và hội chứng chân không yên, tiến sĩ Daniel J. Donovan tại Trường Y khoa Icahn (Mỹ) nói với MSN.
Giấc ngủ và đường huyết có mối liên hệ với nhau. Tiểu đường có thể khiến khó ngủ và ngược lại, thiếu ngủ lại khiến người bị tiểu đường khó kiểm soát đường huyết. Nguyên nhân là vì cơ thể mệt mỏi vì thiếu ngủ sẽ khiến họ thèm đường bột hơn, chuyên gia sức khỏe người Mỹ, bà Teresa McArthur, tiết lộ.

tin liên quan

Ngừa tiểu đường từ những điều giản đơn
Theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san European Journal of Nutrition, một chế độ ăn uống toàn thức ăn vặt - phần lớn là nước giải khát, đồ chiên rán - làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 lên 70%.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người bị tiểu đường nên điều chỉnh một số thói quen sau:
1. Không nên ăn quá nhiều vào bữa tối
Bữa tối nên ăn vừa đủ và không nên ăn quá nhiều đường bột. Ăn quá nhiều đường bột vào bữa tối sẽ khiến đường huyết tăng cao, gây khát, phải uống nước nhiều và tiểu nhiều vào ban đêm, bà McArthur nói.
2. Tập luyện vừa phải.
Vận động thể chất rất quan trọng với mọi người. Nhưng nếu người bị tiểu đường tập luyện quá nhiều vào buổi tối thì họ sẽ gặp khó khăn khi ngủ.

tin liên quan

Tại sao lại cảm thấy mệt mỏi cả ngày?

Không ít người thường xuyên rơi vào tình trạng cơ thể cảm thấy mệt mỏi cả ngày. Nó có thể là biểu hiện của việc thiếu ngủ nhưng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh nghiêm trọng hơn. 

3. Không tiếp xúc với ánh sáng màn hình các thiết bị điện tử
Các chuyên gia cũng khuyến cáo người bị tiểu đường không nên xử lý email, công việc trên laptop, điện thoại, máy tính bảng vào thời điểm trước khi ngủ. Những việc này dễ gây căng thẳng, đồng thời ánh sáng từ màn hình các thiết bị này sẽ gây khó ngủ với ngay cả người khỏe mạnh.
4. Vận dụng đồng hồ sinh học
Người bị tiểu đường hãy tập thói quen bắt đầu ngủ vào một thời điểm nhất định và cũng thức dậy vào một thời điểm nhất định trong ngày. Việc lặp đi lặp lại như thế sẽ giúp giấc ngủ dễ dàng hơn nhờ việc thiết lập đồng hồ sinh học cho cơ thể.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo người bị tiểu đường nên thường xuyên kiểm tra đường huyết, vệ sinh răng miệng cũng như thường xuyên quan sát xem chân mình có bị vết trầy xước nào không. Bệnh nhân tiểu đường cũng cần kiểm soát trọng lượng cơ thể vì tăng cân sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ, theo MSN.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.