Kính viễn vọng James Webb truyền về ảnh hành tinh ngoài hệ mặt trời đầu tiên

03/09/2022 15:30 GMT+7

Kính viễn vọng James Webb đã chụp được những hình ảnh về hành tinh đầu tiên ngoài hệ mặt trời, một lần nữa chứng minh được sự kỳ vọng của giới thiên văn học kể từ kính thiên văn được phóng lên không gian năm ngoái.

Những hình ảnh khác nhau của hành tinh HIP 65426 b do kính viễn vọng James Webb truyền về
afp

Ở vị trí cách trái đất khoảng 1,6 triệu km, kính James Webb vừa truyền về hình ảnh HIP 65426 b, một hành tinh khổng lồ khí không có bề mặt đá và không phù hợp cho sự sống như trên trái đất.

“Đó là thời khắc đánh dấu sự thay đổi, không chỉ đối với kính James Webb mà còn cho ngành thiên văn học nói chung”, AFP dẫn lời giáo sư Sasha Hinkley của Đại học Exeter (Anh), trưởng nhóm nghiên cứu.

Thiết bị hồng ngoại và loại trừ được ánh sáng từ những ngôi sao của James Webb cho phép kính viễn vọng chụp được những hình ảnh trực tiếp của các hành tinh ngoài hệ mặt trời.

“Thật sự vô cùng ấn tượng khi các thiết bị loại trừ ánh sáng sao của kính James Webb cản hiệu quả ánh sáng của sao trung tâm mà hành tinh HIP 65426b đang xoay quanh”, chuyên gia Hinkley đề cập trong thông báo của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hôm 2.9.

Hành tinh HIP 65426 b có tỷ số khối lớn gấp 6 đến 12 lần so với sao Mộc, và độ tuổi khá trẻ, chỉ khoảng từ 15 đến 20 triệu năm ánh sáng nếu so với tuổi của trái đất là 4,5 tỉ năm.

Trước đó, kính viễn vọng của NASA đã chụp được những hình ảnh trực tiếp về hành tinh, nhưng không thể hiện rõ chi tiết như nhóm ảnh hiện tại.

NASA công bố hình ảnh thẳm sâu nhất từng ghi nhận được của vũ trụ do kính viễn vọng James Webb chụp
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.