Kinh thành Huế

26/02/2023 08:02 GMT+7

Kinh thành Huế là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật quan trọng nhất thuộc Quần thể Di tích Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1993.


Năm 1803 khi vừa lên ngôi, nhận thấy Huế rất thanh bình, phong cảnh lại hữu tình nên vua Gia Long quyết định chọn Huế làm kinh đô nhà Nguyễn. Kinh thành Huế nằm bên bờ Bắc sông Hương có diện tích 520 ha được giới hạn bởi ba vòng thành (từ ngoài vào trong): Kinh thành, Hoàng thành, và Tử cấm thành.

Kinh thành Huế - Ảnh 1.

Lối vào điện Thái Hòa - ký họa của họa sĩ Đoàn Quốc

NVCC

Kinh thành có mặt bằng hình vuông, liên lạc với bên ngoài bằng 8 cửa đường bộ và 2 cửa đường thủy. Mỗi mặt đều có các cổng thành và vọng lâu quan sát. Ðại bác, kho đạn được bố trí cách đều nhau để phòng thủ. Xung quanh là hệ thống hào bao bọc dài 10 km.

Kinh thành Huế - Ảnh 2.

Mặt bằng Đại Nội - ký họa của họa sĩ Thái Lan Sutien Lokulprakit

NVCC

Kinh thành Huế - Ảnh 3.

Đại Nội - ký họa của KTS Nguyễn Đình Việt

Theo phong thủy, Kinh thành Huế nằm vị trí "vương đảo" với sông Hương là "minh đường", cồn Hến và cồn Dã Viên hai bên ở vị trí "tả Thanh Long" (rồng xanh bên trái) và "hữu Bạch Hổ" (cọp trắng bên phải). Núi Ngự Bình bên kia sông là "tiền án" (bình phong phía trước). Mọi công trình trong Ðại Nội đều xoay về hướng nam (theo Kinh Dịch, vua quay mặt về hướng nam để cai trị thiên hạ).

Kinh thành Huế - Ảnh 4.

Lầu Tứ Phương Vô Sự - ký họa của họa sĩ Nguyễn Tấn Nhật

NVCC

Kinh thành Huế - Ảnh 5.

Ngọ Môn - ký họa của họa sĩ Vũ Tuấn

NVCC

Kinh thành Huế - Ảnh 6.

Ngọ Môn - ký họa của KTS Philippines Mark dela Cruz

NVCC

Kinh thành Huế - Ảnh 7.

Cửa Chương Đức - ký họa của họa sĩ Việt kiều Vincent Monluc

NVCC

Kinh thành Huế - Ảnh 8.

Cống Thủy Quan - ký họa của họa sĩ Hồ Hưng

NVCC

Kinh thành Huế - Ảnh 9.

Góc Kinh thành Huế - ký họa của KTS Nguyễn Xuân Lực

NVCC

Trong Kinh thành, Hoàng thành để bảo vệ điện thờ, các cơ quan lễ nghi, chính trị quan trọng nhất của triều đình. Tử cấm thành là nơi làm việc, sinh hoạt của vua và gia đình. Hoàng thành và Tử cấm thành gọi chung là Ðại Nội gồm hơn 100 công trình kiến trúc, phần lớn làm bằng gỗ quý nhưng qua thời gian và chiến tranh đã bị tàn phá, hư hỏng nặng. Hiện tại các công trình đang từng bước được phục hồi, tôn tạo.     

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.