Khiếu kiện đất đai: Tại dân và chính quyền không tin nhau

25/04/2015 15:56 GMT+7

(TNO) Ngày 24.4, Hội Luật gia VN, Quỹ châu Á, Công ty Tư vấn quản lý và chuyển đổi tổ chức đã phối hợp tổ chức Hội thảo tổng kết dự án “Thực hiện thí điểm mô hình đối thoại đa chủ thể trong giải quyết tình trạng khiếu kiện phát sinh từ thu hồi đất ở VN”.

(TNO) Ngày 24.4, Hội Luật gia VN, Quỹ châu Á, Công ty Tư vấn quản lý và chuyển đổi tổ chức đã phối hợp tổ chức Hội thảo tổng kết dự án “Thực hiện thí điểm mô hình đối thoại đa chủ thể trong giải quyết tình trạng khiếu kiện phát sinh từ thu hồi đất ở VN”.

Khieu-nai-dat-daiQuang cảnh hội thảo
Dự án này được thực hiện từ tháng 11.2013 đến tháng 4.2015 tại ba tỉnh Hải Dương, Hà Tĩnh và Bình Định. Dự án đã giải quyết thành công 3 vụ việc ở Hải Dương, 4 vụ việc ở Hà Tĩnh và 4 vụ việc ở Bình Định.
Thu hồi giá thấp, bán giá cao
Trình bày kết quả tại hội thảo, ông Nguyễn Xuân Anh, Hội Luật gia VN cho hay, đặc điểm chung của các vụ khiếu kiện đất đai ở các tỉnh này là: người dân và chính quyền chưa tìm được tiếng nói chung; lòng tin vào chính quyền của người dân giảm sút, chính quyền chưa coi khiếu kiện đất đai là việc cần phải giải quyết. Những vụ việc này đều tiềm ẩn nguy cơ phát sinh khiếu nại cao.
Theo ông Xuân Anh, người dân rất bức xúc vì chính quyền thu hồi đất giá thấp, nhưng lại bán với giá cao và chính quyền không giải thích vì sao lại có tình trạng đó.
Một số vụ việc ở Hải Dương cho thấy, chính quyền thông báo thu hồi đất nhưng không bồi thường ngay cho dân, dẫn đến việc người dân mất đất canh tác, đất bị thu hồi lại để không, và người dân rất bức xúc. Sau một thời gian đối thoại đa chủ thể, chính quyền đã đối thoại với dân, tiếp tục cho dân canh tác, sử dụng phần đất bị thu hồi và người dân giảm bức xúc…
Theo ông Nguyễn Xuân Anh, mô hình đối thoại đa chủ thể này có nhiều lợi ích. Chính quyền sẽ hạn chế được các điểm nóng phát sinh, khiếu kiện phức tạp, kéo dài, vượt cấp, tái khiếu kiện, giúp ổn định an ninh trận tự xã hội tại địa phương, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội.
Ông Nguyễn Xuân Anh cho rằng, mô hình đối thoại đa chủ thể này tạo ra vị thế bình đẳng của các chủ thể trong tranh chấp. Vì chính quyền nhiều khi nghĩ rằng không cần lắng nghe người dân, vì khi đã có quyết định thì người dân phải thi hành. Tương quan giữa người dân và chính quyền không bình đẳng.
Cần công khai, minh bạch
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Doãn Khánh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Nội chính Trung ương cho rằng: “Khiếu kiện đất đai chiếm phần lớn trong các vụ khiếu kiện. Nguyên nhân để xảy ra khiếu kiện đất đai là việc không công khai, minh bạch trong thu hồi đất để lập dự án. Quá trình kiểm kê đất, áp giá đền bù cũng không minh bạch. Trong việc giải quết khiếu nại, khiếu kiện đất đai thường xem trọng lợi ích tập thể nên chưa chú ý đến quyền lợi riêng”.
Phó trưởng ban Nội chính Trung ương đề nghị Hội Luật gia VN tham gia giám sát thúc đẩy việc công khai minh bạch các dự án, chính sách liên quan đến thu hồi đất; giám sát quá trình khiếu kiện, khiếu nại của người dân. Đồng thời, Hội Luật gia cũng cần tham gia vào khâu tư vấn chính sách pháp luật liên quan đến thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.