Đức, Nhật phản pháo nhận định về tiền tệ của Tổng thống Trump

02/02/2017 10:15 GMT+7

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản Masatsugu Asakawa vừa đồng loạt phản ứng trước các cáo buộc về tiền tệ nước nhà của Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng cố vấn thương mại của ông.

Theo CNN, Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản Masatsugu Asakawa nói hôm 1.2: “Chúng tôi không hiểu ông ấy đang nói đến cái gì”. Nhật Bản là đồng minh quan trọng của Mỹ ở châu Á, song ông Trump lại sử dụng yếu tố này như là mục tiêu tấn công trong chiến dịch tranh cử và ngồi ghế Tổng thống Mỹ.
Các mục tiêu Nhật Bản của ông bao gồm ngành công nghiệp ô tô, đơn cử là hãng xe Toyota, và tiền tệ. Ông Trump nói hôm 31.1: “Hãy nhìn những gì Trung Quốc đang làm. Hãy nhìn những gì Nhật Bản đang làm trong nhiều năm qua. Họ thao túng các thị trường tiền tệ, họ chơi bằng thị trường bị phá giá và chúng ta ngồi đó như người rơm”.
Hôm 1.2, hàng loạt quan chức Nhật Bản phản pháo trước nhận định trên. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho hay lời chỉ trích của ông Trump là “hoàn toàn không đúng”, nhấn mạnh rằng chính sách ngoại hối của Nhật bám sát vào các thỏa thuận được các nền kinh tế lớn đưa ra tại cuộc họp của G7 và G20. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thì nói với Quốc hội rằng ý kiến cho hay Nhật phá giá đồng yen là không đúng.
Ông Asakawa, một nhà ngoại giao tài chính hàng đầu Nhật Bản, cho hay chính sách tiền tệ của nước này là để kéo họ ra khỏi chu kỳ giảm giá kéo dài nhiều thập niên. Chính phủ Nhật không can thiệp vào thị trường tiền tệ trong thời gian dài.

tin liên quan

Euro tăng giá sau khi bị cố vấn Tổng thống Trump 'chê'
Tiền tệ châu Âu vừa tăng vọt giá trị sau khi cố vấn thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay nước Đức đang dùng đồng tiền 'bị định giá cực kỳ thấp' để giành lợi thế trước Mỹ và nhiều nước khác.
Ông Masatsugu Asakawa Bloomberg
Cùng ngày ông Trump nhận định về yen Nhật, cố vấn thương mại Peter Navarro của ông cáo buộc Đức sử dụng một đồng euro “bị định giá cực kỳ thấp” để làm tổn thương kinh tế Mỹ. Ông Navarro là người đứng đầu Hội đồng Thương mại Quốc gia, là người phê bình kịch liệt chính sách thương mại của Trung Quốc. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng có phản ứng mạnh trước quan điểm trên.
Bà Merkel nói: “Đức là một nước luôn kêu gọi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) theo đuổi chính sách độc lập, cũng như điều ngân hàng Bundesbank làm trước khi đồng euro tồn tại. Chúng tôi sẽ không tác động đến hành động của ECB”.
Cũng như ECB, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã và đang tích cực in tiền, cố gắng vực dậy nền kinh tế tăng trưởng èo uột. BOJ hạ lãi suất xuống dưới 0 và mua lượng lớn trái phiếu chính phủ. Việc này khiến giá trị yen Nhật giảm so với USD, làm lợi cho các nhà xuất khẩu Nhật vì khiến hàng hóa của họ trông rẻ hơn. Song phần lớn năm qua, yen Nhật mạnh lên so với đô la Mỹ.
Frederic Neumann, nhà kinh tế cấp cao về châu Á tại HSBC, cho hay: “Thật khó để làm rõ rằng Nhật Bản đang thực sự thao túng tiền tệ”. Yen Nhật không phải là yếu tố duy nhất mà giới chức Nhật Bản phải phản pháo sau nhận định của ông Trump.
Đầu tuần này, Thủ tướng Nhật Abe lên tiếng bảo vệ ngành công nghiệp ô tô nước nhà sau khi ông Trump cáo buộc Nhật không để các hãng xe Mỹ bán ô tô ở nước này: “Có một lý do vì sao không có chiếc xe Mỹ nào ở Nhật Bản. Các hãng sản xuất ô tô Mỹ không quảng cáo tại Nhật”. Tuần tới, hai lãnh đạo sẽ gặp nhau tại Nhà Trắng và cả hai có nhiều vấn đề để bàn luận.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.