Địa bàn nào có sản xuất hàng giả Đội trưởng Quản lý thị trường phải chịu trách nhiệm

10/03/2016 22:31 GMT+7

Đó là khẳng định của ông Phùng Tấn Viết, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng tại hội nghị tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả năm 2015 diễn ra vào ngày 10.3.

Đó là khẳng định của ông Phùng Tấn Viết, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng tại hội nghị tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả năm 2015 diễn ra vào ngày 10.3.

Ông Phùng Tấn Viết, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng chỉ đạo tại hội nghịÔng Phùng Tấn Viết, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng chỉ đạo tại hội nghị
Theo ông Viết, với gần 50.000 khách đến địa phương bằng đường biển, hơn 1,46 triệu khách đến bằng đường hàng không (với hơn 11.000 chuyến bay) trong năm 2015 đã khiến mức độ phức tạp trong buôn lậu tăng lên.
“Mặc dù Đà Nẵng không có biên giới nhưng lại có sự hội nhập sâu so với các địa phương khác nên tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng tinh vi”, ông Viết nói.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả TP.Đà Nẵng (Ban chỉ đạo 389), trong năm 2015 tại địa phương nổi lên các mặt hàng buôn lậu như: ngà voi, sừng tê giác, vảy tê tê…
Các đối tượng buôn lậu sử dụng nhiều phương thức thủ đoạn tinh vi mới gây khó khăn cho ngành chức năng. Ban chỉ đạo 389 cũng nhận định đối tượng buôn lậu thường sử dụng các thiết bị, phương tiện có khả năng cơ động cao, sẵn sàng chống trả lại lực lượng làm nhiệm vụ.
Năm 2015, Ban chỉ đạo 389 đã xử lý hơn 8.800 vụ việc, trong đó gian lận thương mại chiếm hơn 94% với 8.300 vụ. Tổng số tiền thu hơn 132 tỉ đồng, khởi tố 19/37 đối tượng.
Ông Phùng Tấn Viết, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng (Trưởng ban chỉ đạo 389) cho rằng tính phối hợp giữa các lực lượng liên ngành và các cấp vẫn chưa cao. Bởi theo ông Viết, nếu phối hợp tốt từ T.Ư thì không có chuyện ngà voi về đến tận Đà Nẵng.
Cũng theo ông Viết, công tác quản lý địa bàn của lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) chưa sâu. Dẫn một số vụ việc hàng lậu như da thối, gian lận xăng dầu từ Đà Nẵng bị bắt tại một số tỉnh khác, ông Viết khẳng định ngành chức năng bám địa bàn không kỹ.
“Làm gì có rượu “xách tay” mà nhiều như thế. Ai đi nước ngoài về giỏi lắm thì cũng xách được 1 chai. Giờ ra hỏi mua là có. Như thế là tội cho những người trung thực vì người ta tin. Lực lượng QLTT ở dưới đều có một đội. Cứ phối hợp tốt với phường thì động tĩnh gì cũng biết để xử lý”, ông Viết nói.
Chỉ đạo hoạt động năm 2016, ông Phùng Tấn Viết giao cho Sở Công thương chủ trì nghiên cứu đề nghị sửa đổi quy chế hoạt động, phối hợp giữa các thành viên Ban chỉ đạo 389.
Ông Viết yêu cầu các Đội QLTT phải bám sát địa bàn để kiểm tra. “Nếu địa bàn nào có chứa chấp buôn lậu, sản xuất hàng giả, kinh doanh không hợp pháp thì trước hết Đội trưởng Đội QLTT chịu trách nhiệm và tùy mức độ để xử lý”, ông Viết nhấn mạnh.
Đối với những mặt hàng, đặc biệt là hàng dễ bị gian lận thương mại, các bên liên quan phải xây dựng mặt hàng cụ thể trên từng địa bàn cụ thể, như thuốc lá qua đường nào, rượu, xăng dầu, những hàng cấm, tân dược và thực phẩm chức năng, các sản phẩm liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ để kiểm soát.
Hội nhập càng sâu, buôn lậu càng tinh vi 2Ông Phan Văn Kha, Giám đốc Sở Công thương Đà Nẵng đề nghị ngành thuế cần chống thất thu trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn
Chống thất thu từ nhà hàng, khách sạn
Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Văn Kha, Giám đốc Sở Công thương TP.Đà Nẵng đề nghị Cục thuế TP trong năm 2016 phải tập trung đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát chống thất thu thuế trên lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn.
Theo ông Kha, ngành dịch vụ du lịch là mũi nhọn của TP thế nhưng qua báo cáo của Cục Thuế TP cho thấy đóng góp của khách sạn chỉ hơn 1.000 tỉ đồng, các nhà hàng cũng chỉ đóng góp được 108 tỉ đồng “thì không bằng cái nhà máy bia”.
“Ngành mũi nhọn mà lại đóng góp ngân sách quá nhỏ. Trong khi đó du khách đến mỗi năm tăng gần 30%. Như vậy họ ăn ở đâu, họ làm cái gì mà thu thuế thấp như thế”, ông Kha nói.
“Có thật như thế không? Trong khi nhiều nhà hàng vào là giá gấp 3-4 lần nhưng thu thuế được bao nhiêu. Năm nay QLTT và các ngành chức năng phải phối hợp để quản lý. Một số nhà hàng lớn phải đưa, phát hóa đơn đàng hoàng. Chứ không lẽ anh thu của người tiêu dùng như thế mà đóng góp thuế quá ít”, ông Kha nói.
Theo đó, ông Kha yêu cầu QLTT phối hợp với ngành thuế xử lý quyết liệt những nhà hàng lớn không xuất hóa đơn cho khách hàng qua đó tạo môi trường kinh doanh lành mạnh giữa các hộ với nhau.
Liên quan đến vấn đề bán hàng đa cấp, ông Kha cho biết sẽ chỉ đạo QLTT phối hợp với ngành công an để theo dõi. Nêu khó khăn khi những tổ chức bán hàng đa cấp không thành lập chi nhánh mà chỉ có người “đứng điểm”, ông Kha cũng đề nghị lực lượng QLTT phối hợp chặt với các địa phương trong quản lý. Khi nghe thông tin về bán hàng đa cấp thì QLTT phải đến nghe để biết họ đang làm gì.
“Có dấu hiệu lừa đảo thì mời báo, đài đến để cảnh báo”, ông Kha nói và cho rằng vừa qua công ty bán hàng đa cấp Liên Kết Việt lừa đảo người dân là một vụ việc nguy hiểm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.