CEO càng độc tài, doanh nghiệp càng thành công

09/06/2016 21:06 GMT+7

“Liên Xô mà tôi bỏ lại là chế độ độc tài nhưng nơi làm việc là nền dân chủ. Mỹ thì có thể tự do nhưng nơi làm việc là chế độ độc tài”, Len Erlikh nói sau khi tôi tuyển ông vào hãng First Boston.

Trên đây là những dòng bắt đầu bài viết bàn về sự độc tài trong kinh doanh của Vivek Wadhwa, giám đốc nghiên cứu thuộc Trung tâm Kinh doanh và Nghiên cứu Thương mại Đại học Duke (Mỹ), đăng trên trang Quartz. Dưới đây là phần còn lại trong bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.
Câu nói của Erlikh luôn hiện hữu trong đầu tôi. Đúng là ở chủ nghĩa tư bản, nơi làm việc chủ yếu là độc đoán. Bạn làm những gì bạn được bảo, và không có tiếng nói nào trong chiến lược và hoạt động của công ty. Các tập thể của Liên Xô thì cho phép nhân viên có sự tham gia lớn hơn, và đó có lẽ là lý do vì sao họ thất bại.
Lãnh đạo doanh nghiệp không phải là cuộc thi ai được nhiều người yêu mến hơn. Những công ty tốt nhất được điều hành bởi những nhà độc tài sáng suốt.
CEO phải lắng nghe rất cẩn thận nhân viên của họ, nhưng họ phải làm điều tốt nhất cho doanh nghiệp, nhân viên và cổ đông. Họ phải ra quyết định khó khăn và nhận trách nhiệm khi mọi việc đi chệch hướng. Họ hy vọng rằng một khi quyết định được đưa ra, mọi người sẽ tuân thủ dù nó tốt hay xấu. Những nhà lãnh đạo tốt nhất chia sẻ thành quả lúc thành công và nhận mọi lỗi lầm khi thất bại.
Tôi biết chế độ độc tài nghe chẳng có gì hay, nhưng nó là những gì chuyện lãnh đạo doanh nghiệp đòi hỏi. Mọi người thích đi theo nhà lãnh đạo mạnh mẽ. Họ muốn được dẫn dắt bởi người có tầm nhìn, niềm tin và các giá trị tốt. Họ có thể không đồng ý với mọi quyết định của lãnh đạo, nhưng miễn là không vượt qua lằn ranh đạo đức, các nhân viên vẫn làm theo hướng dẫn, chăm chỉ và trung thành.
Hãy nhìn vào một số lãnh đạo doanh nghiệp thành công nhất:
Walt Disney Ảnh chụp màn hình một chương trình phát sóng năm 1937
1. Walt Disney hỏi nhân viên của ông về ý tưởng mà họ có, nhưng sau đó độc đoán ra yêu cầu. Khi nhân viên không tuân thủ, ông sa thải người đó ngay lập tức. Ông có tầm nhìn rõ ràng, mạch lạc, đạo đức và đòi hỏi. Disney đã rơi vào trạng thái quá độc đoán và rơi khỏi những gì khiến ông thành công. Tuy nhiên, ông đã chạm vào trái tim hàng tỉ người trên toàn thế giới, lập ra một trong những công ty tuyệt nhất mọi thời đại.
Henry Ford Wikipedia
2. Henry Ford được biết đến như một nhà lãnh đạo cứng rắn, nắm trong tay mọi quyết định lớn. Ông ấy đòi hỏi nhân viên của mình đến mức theo dõi hoạt động ngoài công việc của họ. Tuy nhiên, ông kiên quyết trong tầm nhìn. Ford đã thách thức các nhà đầu tư khi họ yêu cầu ông xây dựng một chiếc xe cho giới thượng lưu và tăng lương trung bình lên 5 USD/ngày khi giảm giờ làm việc xuống chỉ còn 8 giờ/ngày. Kết quả là ông làm nên một cuộc cách mạng giao thông, thiết lập tiêu chuẩn mới cho chốn công sở.
Steve Jobs Reuters
3. Steve Jobs lãnh đạo với bàn tay sắt, yêu cầu việc giữ bí mật tuyệt đối và lòng trung thành từ nhân viên của ông. Ông ấy tự cao tự đại và thất thường. Dù thế, Jobs có tầm nhìn tuyệt vời, quyết tâm vững chắc và sự hiểu biết đến kỳ lạ về những gì người dùng mong muốn. Ông xây dựng doanh nghiệp giá trị nhất thế giới và thiết lập tiêu chuẩn mới cho thiết kế công nghệ.
Elon Musks Reuters
4. Nhà cải tiến công nghệ lớn nhất hiện nay, ông Elon Musk, là một con người rất không hoàn hảo, người có nhu cầu cực đoan và ra thời hạn làm việc không thực tế cho các nhân viên. Tuy vậy, ông một tay thay đổi một số ngành công nghiệp, bao gồm không gian, năng lượng và giao thông vận tải.
CEO chuyên quyền thường trở thành vướng mắc trong việc ra quyết định, vì mọi thứ cần được họ phê duyệt. Những CEO này bắt đầu tin vào chính nguồn tin của họ và mất liên lạc với những gì giúp họ thành công. Nếu bạn nhìn vào bất kỳ danh sách công ty không còn tồn tại nào vốn từng là cái tên nổi tiếng, bạn sẽ tìm thấy những người chuyên quyền sai lầm trên bánh lái doanh nghiệp.
Cần có sự cân bằng giữa lãnh đạo mạnh mẽ, tự chủ và trao quyền cho nhân viên. Các nhà lãnh đạo cần bước sang một bên khi họ đã đạt đỉnh, hệt như những gì CEO Cisco John Chambers làm năm ngoái.
Ông cũng là một nhà độc tài và ông chia sẻ trên tờ The New York Times: “Tôi là một người chỉ huy và kiểm soát. Tôi thích việc tôi nói “rẽ phải”, và 67.000 người rẽ phải”. Chambers nhận ra rằng công nghệ giúp các lãnh đạo như ông lèo lái một cách tốt hơn, với nhiều sự hợp tác và làm việc nhóm hơn.
John Chambers Reuters
Công việc của nhà quản lý hiện nay là lãnh đạo, xác định mục tiêu, truyền cảm hứng, động viên và kích hoạt. CEO nên tạo điều kiện hơn là kiểm soát, họ cũng cần lắng nghe và giao tiếp. Với công nghệ, họ có thể có được báo cáo từ mọi bộ phận doanh nghiệp và giải thích các quyết định không phổ biến. Thông qua email, mạng xã hội nội bộ và hoạt động trao đổi ý tưởng, các công ty có thể tạo điều kiện để mọi người cùng giải quyết vấn đề.
Sự tham gia của nhân viên có thể được thực hiện trong chuyện ra các quyết định nhỏ lẫn lớn. Hồi tháng 2, hãng công nghệ IBM ra quyết định lớn là cải tiến toàn bộ hệ thống đánh giá hoạt động toàn cầu của họ bằng cách đề xuất giải pháp. Công ty giải thích khiếm khuyết của hệ thống cũ cho 380.000 nhân viên tại 170 nước thông qua nền tảng mạng xã hội nội bộ và yêu cầu họ đề xuất giải pháp. Dựa trên 2.000 ý kiến thu được, IBM bỏ đánh giá hằng năm và thay thế bằng hệ thống đặt mục tiêu ngắn hạn hơn và nhận phản hồi theo quý. Đây là loại thay đổi cấu trúc cần thiết trong xã hội ngày nay, với công nghệ phát triển theo cấp số nhân, một năm là cả đời và việc thay đổi chiến lược là cần thiết mỗi vài tháng.
Lãnh đạo có thể độc tài, nhưng cần truyền cảm hứng và động viên nếu họ lắng nghe và giao tiếp hiệu quả, chân thành. Để tồn tại trong giai đoạn công nghệ đan xen vào thực tế các ngành công nghiệp hiện nay, các doanh nghiệp sẽ cần những nhà độc tài có trái tim.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.