Kinh tế Mỹ và Trung Quốc: Ai là hổ, ai là dê?

28/11/2015 17:39 GMT+7

Mới đây, chuyện một con hổ Siberia kết bạn với chú dê gây ngạc nhiên cho nhiều người. Theo CNBC, ẩn sau câu chuyện này có thể là một ngụ ngôn thú vị về hai cường quốc kinh tế số một thế giới.

Mới đây, chuyện một con hổ Siberia kết bạn với chú dê gây ngạc nhiên cho nhiều người. Theo CNBC, ẩn sau câu chuyện này có thể là một ngụ ngôn thú vị về hai cường quốc kinh tế số một thế giới.

Hổ Amur và dê Timur trong  công viên safari Primorye (Nga) - Ảnh chụp từ trang SputnikHổ Amur và dê Timur trong công viên safari Primorye (Nga) - Ảnh chụp từ trang Sputnik
Mới đây, một chú dê được thả vào để làm bữa trưa cho con hổ Siberia tên Amur, sống tại công viên safari Primorye, đông nam nước Nga, vốn có tài săn dê và thỏ. Theo quản lý công viên, Amur ăn thịt hai lần mỗi tuần.
Song điều đáng ngạc nhiên là Amur không những không nghiêm túc thực hiện vai trò mà nó vốn dĩ phải có trong chuỗi thức ăn, nó còn bị chú dê giành lấy chỗ ngủ. Suốt 4 ngày liên tiếp, chú dê chiếm chỗ ngủ của hổ Amur, buộc "con mèo to xác" phải ngủ ở ngoài.
Chú dê trên vì thế được đặt tên là Timur, theo tên của một cậu bé dũng cảm trong quyển sách thiếu nhi.
Trang Sputnik cho hay ban ngày, cả Amur và Timur cùng ra ngoài dạo chơi. Timur “bầu” Amur làm thủ lĩnh và đi theo nó đến mọi nơi. Dê Timur không biết sợ và hổ Amur thận trọng đã có một tình bạn trái khoáy ở công viên này.
CNBC cho rằng câu chuyện thú vị trên ẩn chứa một ngụ ngôn kinh tế.
Trong kinh tế vĩ mô, Trung Quốc đôi khi được xếp chung vào nhóm “Bốn con hổ châu Á” với các nước và vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan. Đây là những nước nổi bật vì duy trì tốc độ tăng trưởng cao và quá trình công nghiệp hóa nhanh giữa thập niên 1960 và 1990.
Song theo Bhanu Baweja, người đứng đầu bộ phận chiến lược thị trường mới nổi tại ngân hàng UBS, chính nền kinh tế Mỹ mới là con hổ hiện nay. Kinh tế Mỹ là một con hổ hay xấu hổ, có phần giống Amur.
Baweja nói: “Tôi nghĩ đó là Mỹ, trong thị trường mới nổi. Nước Mỹ có thể là một chú hổ khá giống Amur, nó có thể không phải là con hổ dũng cảm nhất”. Chú dê trong trường hợp này lại là nền kinh tế đôi khi được xem là một con hổ: Trung Quốc.
Dù có thể tăng trưởng ở mức thấp nhất kể từ năm 2010, kinh tế Trung Quốc vẫn được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng 6,8% trong năm nay. Trong khi đó, GDP sẽ chỉ tăng 2,6%.
Mỹ đang là nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc hiện theo gót nước này, hệt như chú dê Timur.
Quan hệ giữa hai nước có thể căng thẳng trong bối cảnh Trung Quốc cố gắng cạnh tranh với Mỹ trên trường quốc tế. Dù vậy, hổ Amur và dê Timur cuối cùng cũng có thể sống hòa thuận với nhau. Liệu mối quan hệ ngoại giao Mỹ - Trung Quốc có được như thế?
Theo tướng số Trung Quốc, người tuổi dê và người tuổi hổ ban đầu được cho là không thể có mối quan hệ hòa thuận vì sự khác biệt trong tính cách và sự ưu tiên của cả hai.
Futurescopes.com viết: “Trong khi dê là một sinh vật nhút nhát thì hổ có một vòng tròn lớn của những người bạn, người quý mến”. Song nếu dê và hổ cùng đồng lòng xây dựng một mối quan hệ, các khác biệt của họ có thể được giải quyết một cách rõ ràng.
“Người tuổi dê và người tuổi hổ có thể hợp tác với nhau vì các lợi ích chung. Trong khi hổ có bản chất vị tha đặc trưng vốn hữu ích trong việc tìm ra các giải pháp và hệ thống cho sự tiến bộ của nhân loại, dê có các bản năng được nuôi dưỡng mạnh mẽ”, Futurescopes.com cho biết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.