Thạc sĩ MBA coi trọng gia đình hay sự nghiệp hơn?

14/10/2015 14:35 GMT+7

(TNO) Lối suy nghĩ cho rằng xây dựng gia đình là mong ước của phụ nữ, sự nghiệp mới là tâm niệm của đàn ông đang lỗi thời, theo tạp chí Time dẫn một nghiên cứu.

(TNO) Lối suy nghĩ cho rằng xây dựng gia đình là mong ước của phụ nữ, sự nghiệp mới là tâm niệm của đàn ông đang lỗi thời, theo tạp chí Time dẫn một nghiên cứu.

 

Nghiên cứu mới cho thấy không chỉ học viên nữ mới nghĩ tới gia đình - Ảnh: ReutersNghiên cứu mới cho thấy không chỉ học viên nữ mới nghĩ tới gia đình - Ảnh: Reuters

Hơn một nửa những người tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) cho biết họ quan trọng gia đình hơn sự nghiệp, tạp chí Time của Mỹ cho biết.

Khảo sát mới này do công ty tư vấn toàn cầu Bain & Company, trụ sở tại Boston (Mỹ) tiến hành một lần nữa chứng minh mối quan tâm về sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc không phải “chỉ là vấn đề của phụ nữ”, theo Time ngày 13.10.

Ngày nay, những học viên MBA chỉ muốn có một cuộc sống tốt và ít nhất giữ lại người họ yêu quý. Quan niệm chuyện “xây dựng mái ấm” là suy nghĩ của phụ nữ, còn đàn ông lo sự nghiệp trước đây giờ chỉ là lối nghĩ kiểu cũ.

Trong khảo sát trên 1.500 học viên tốt nghiệp MBA của Bain & Company, 50% nam giới và 50% nữ giới nói rằng họ “ưu tiên các mối quan hệ ngoài công việc trong sự nghiệp của mình”.

Tương tự, khi được hỏi về những trở ngại lớn nhất để đạt được sự nghiệp mong muốn, đa phần đổ lỗi cho sự mất cân bằng trong cuộc sống, cụ thể là 42% nam và 40% nữ.

Ngoài ra, cả nam (50%) và nữ (62%) đều cho rằng sự thành công trong nghề nghiệp của họ chính là được va chạm với thực tế và cuộc sống. Nhưng yếu tố định nghĩa thành công phổ biến thứ hai là giàu có đối với nam (37%) và gặt hái kiến thức đối với nữ (35%).

Những học viên nữ ngày nay đã cân bằng giữa cuộc sống và kiến thức - Ảnh: Reuters

Việc khảo sát về quan niệm thành công nói trên là bằng chứng cho thấy những học viên MBA đang vứt bỏ quan niệm cũ của việc “mù quáng theo đuổi những nấc thang nghề nghiệp”, theo Julie Coffman, tác giả của báo cáo khảo sát này.

Bà Coffman chỉ ra rằng việc 80% nữ và 70% nam được hỏi cho biết họ muốn làm mẹ/cha trong một gia đình đã cho thấy sự gần gũi hơn giữa cuộc sống và sự nghiệp. Hơn thế nữa, đây là tín hiệu cho thấy các công ty phải thay đổi cách nhìn nhận thành công cho nhân viên của mình.

Theo đó, thay vì chấm điểm nhân viên theo hiệu suất làm việc, hãy tạo cho họ cơ hội khác để chứng tỏ năng lực và sự hữu ích.

Nếu đặt tiêu chí là hiệu suất, nó sẽ khiến những nhân viên, trong đó có những học viên MBA tốt nghiệp, phải lao đầu vào công việc và quên đi gia đình.

Trong khi đó nếu đặt ra tiêu chí khác, chẳng hạn sẽ thưởng cho nhân viên nào được đồng nghiệp nhận xét “sẽ làm việc với họ lần sau”, điều này sẽ kích thích một sự phát triển hài hòa giữa công việc và cuộc sống, kéo mọi người đến gần nhau hơn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.