Không nên 'hồi sinh' xăng A92

Nguyên Nga
Nguyên Nga
16/03/2018 09:28 GMT+7

Kiến nghị 'hồi sinh' xăng A92 của Công ty TNHH một thành viên dầu khí TP.HCM (Saigon Petro) không nhận được sự ủng hộ của nhiều người.

Muốn mua xăng E5 cũng khó
Tuy nhiên, theo khảo sát “bỏ túi” của Thanh Niên, không phải lúc nào người tiêu dùng cũng có sự lựa chọn xăng E5 hay A95 một cách dễ dàng. Bởi nhiều nơi “đỏ mắt” tìm không ra trụ bơm xăng E5, nhất là tại các khu vực vùng sâu, xa. Chị Thanh Trung (ở Q.Tân Bình, TP.HCM) cho biết, đoạn đường dài hơn 130 km về Bình Phước chị ghé vào 2 cây xăng trên quốc lộ 13 đều không thấy bán xăng E5. “Nhiều tỉnh dọc quốc lộ chưa đầu tư bán xăng E5. Xe chạy đường dài rất phân vân nên đổ xăng E5 hay không. Đó là chưa nói vùng cao như vùng núi Tây Giang (tỉnh Quảng Nam), tết vừa rồi chúng tôi lên đó 2 ngày, đi hết huyện không tìm ra xăng E5 để đổ, buộc phải đổ A95”, chị nói.
Anh Nguyễn Văn Tân (ở Q.11, TP.HCM) nhận xét thêm, nhà kinh doanh đã “đặt để” người tiêu dùng vào thế không còn sự lựa chọn nào khác. Tỷ lệ 30% người dùng xăng E5 nếu có, chỉ xảy ra tại các địa phương người tiêu dùng có nhiều sự chọn lựa. “Đó là chưa nói mức sống của người vùng cao còn thấp, việc để họ trả tiền xăng cao hơn gần 2.000 đồng/lít xăng A95 thay vì mua E5 đã là điều thiếu sòng phẳng với người tiêu dùng”, anh Tân chia sẻ.
Tại một số cây xăng trên đường Lý Thường Kiệt, Lý Thái Tổ, Điện Biên Phủ (TP.HCM)... tuy có bán xăng E5, nhưng có thể do “thói quen”, nhân viên thường đổ luôn xăng A95 nếu khách không có đề nghị loại nào.
Nên giảm thuế cho xăng E5
Giải pháp ở đây không phải là cho bán lại xăng A92 mà là nên có cơ chế cụ thể về giá với xăng E5
TS Ngô Trí Long
Tỷ lệ 30% người tiêu dùng sử dụng xăng E5 sau 2 tháng theo đánh giá của chuyên gia kinh tế - TS Ngô Trí Long là tích cực. Bởi chính sách nào cũng cần có thời gian, không thể thích nghi và hiệu quả ngay lập tức được. Theo ông, sản phẩm nhằm bảo vệ môi trường nên được khuyến khích và ủng hộ. Đó không chỉ là xu hướng phát triển của VN mà là câu chuyện sống còn của thế giới.
Tính đến nay, việc cập nhật báo cáo tình hình tiêu thụ xăng E5 về Bộ Tài chính mới có 20/29 doanh nghiệp (DN) có phối trộn xăng E5 báo cáo. Theo ông Long, tỷ lệ tiêu thụ xăng E5 đạt 30% có thể đúng với DN này, song với DN khác thì không. Bằng chứng là một trong 3 nhà đầu tư phối trộn xăng E5 lớn tại VN có tỷ lệ tiêu thụ xăng E5 đạt 45% và xăng A95 là 55% trong 2 tháng qua. Thậm chí có DN báo bán ra 65% xăng E5, 35% là A95.
“Có một thực tế mà ngay giới chuyên môn cũng thừa nhận là tỷ lệ hao hụt của xăng E5 cao hơn xăng A92 trước đây rất nhiều. Trong khi đó, cồn ethanol (một chất quan trọng để phối trộn cho ra xăng E5 - PV) do Công ty Tùng Lâm đang cung cấp gần như độc quyền và hiện có giá cao hơn giá thế giới từ 1,3 - 1,5 lần. Thứ nữa, thuế nhập khẩu ethanol của VN hiện giảm từ 20% xuống 18%, DN vẫn cho còn cao, khó cạnh tranh và đang kiến nghị giảm xuống 15%. Thứ ba, xăng E5 mang sứ mệnh là giúp bảo vệ môi trường, song thuế môi trường với sản phẩm này còn quá cao. Như vậy, giải pháp ở đây không phải là cho bán lại xăng A92 mà là nên có cơ chế cụ thể về giá với xăng E5, trong đó không loại trừ giảm một số loại thuế”, ông Long phân tích.
Nhiều “ông lớn” xăng dầu không mặn mà bán lại xăng A92
Đại diện Petrolimex cho rằng chỉ trong 2 tháng, xăng E5 chính thức thay thế xăng A92 trên thị trường, và DN không có vướng mắc gì trong việc phát triển sản phẩm xăng E5. Còn PVOil thông tin đang bán xăng sinh học ở mức 65% tổng lượng tiêu thụ và cũng không gặp vấn đề với chính sách này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.