Không bắt buộc ô tô cá nhân lắp camera giám sát

27/09/2023 06:06 GMT+7

Đại diện Bộ Công an khẳng định, quy định bắt buộc lắp camera giám sát được áp dụng với xe kinh doanh vận tải, còn ô tô cá nhân thì chỉ khuyến khích.

Ngày 26.9, Bộ Công an tổ chức tọa đàm trao đổi về các dự án luật do cơ quan này chủ trì soạn thảo. Một trong những nội dung được nhiều người quan tâm là tại dự thảo luật Trật tự, an toàn giao thông (ATGT), Bộ Công an đề xuất quy định xe cơ giới khi tham gia giao thông phải có thiết bị giám sát hành trình; thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe.

Vậy đề xuất này có áp dụng với xe cá nhân hay không? Nếu có, liệu có xâm phạm đến quyền riêng tư của chủ phương tiện? Dữ liệu thu được từ thiết bị giám sát sẽ quản lý như thế nào?

Không bắt buộc ô tô cá nhân lắp camera giám sát  - Ảnh 1.

Quy định bắt buộc lắp camera giám sát chỉ khuyến khích đối với ô tô cá nhân

Ngọc Thắng

KHUYẾN KHÍCH XE CÁ NHÂN LẮP CAMERA, KHÔNG THU THẬP DỮ LIỆU

Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, ATGT (Cục CSGT), cho hay quy định bắt buộc lắp camera giám sát áp dụng với xe kinh doanh vận tải, còn ô tô cá nhân thì chỉ khuyến khích. Trên thực tế có rất nhiều phương tiện cá nhân đã tự trang bị camera giám sát, nhằm mục đích ghi lại hình ảnh, sự cố xảy ra trên đường. Việc này giúp người điều khiển phương tiện có thể chứng minh được đúng hay sai trong các tình huống bất ngờ xảy ra trên đường, có thể lưu lại bằng chứng khi có kẻ gian xâm hại xe của mình hoặc của người khác, cung cấp cho các cơ quan chức năng để xử lý khi cần thiết… Vì vậy, đề xuất của Bộ Công an hướng đến đáp ứng yêu cầu thực tiễn; bảo đảm trật tự, ATGT và giảm tai nạn; xây dựng thói quen, ý thức tham gia giao thông của người dân; nâng cao tinh thần đấu tranh vi phạm…

Đại tá Nhật cho hay, đối với dữ liệu từ thiết bị giám sát trên ô tô cá nhân, cơ quan chức năng sẽ không thu thập mà chỉ đề nghị người dân hợp tác, cung cấp khi xảy ra các sự cố trên đường hoặc ghi nhận được các sự cố của xe khác… Hiện nay, các đề xuất được đưa ra mới chỉ là bản dự thảo, cơ quan soạn thảo sẽ ghi nhận sự đóng góp của người dân, các cơ quan, tổ chức để chỉnh lý và đưa ra điều khoản hợp lý, khoa học, đảm bảo tính nhân văn.

Bộ Công an giải thích đề xuất ô tô cá nhân phải lắp camera giám sát

ĐỀ XUẤT ĐỔI GPLX KHÔNG THỜI HẠN ĐƯỢC CẤP TRƯỚC NGÀY 1.7.2012

Cũng tại dự thảo luật trên, Bộ Công an còn đề xuất giấy phép lái xe (GPLX) không thời hạn được cấp trước ngày 1.7.2012 phải đổi sang GPLX mới theo lộ trình do Chính phủ quy định. Theo luật Giao thông đường bộ năm 2008 đang có hiệu lực, có 3 hạng GPLX không có thời hạn gồm A1, A2 và A3. Nếu dự thảo của Bộ Công an được thông qua, sẽ có khoảng 20 triệu GPLX thuộc diện phải cấp đổi, phạm vi chịu ảnh hưởng là rất lớn.

7 người trúng đấu giá biển số ô tô đã nộp hơn 10 tỉ đồng

Theo đại tá Nguyễn Quang Nhật, đến thời điểm hiện tại đã có 7 người trúng đấu giá biển số (BS) ô tô nộp tiền, với tổng cộng hơn 10 tỉ đồng. Trong đó, một trường hợp ở Hải Phòng đã hoàn thành việc cấp BS đấu giá. Dư luận đang rất quan tâm đến một số BS đấu giá có mức cao như BS 51K-888.88 của TP.HCM với hơn 32 tỉ đồng, BS 30K-555.55 và 30K-567.89 của Hà Nội lần lượt hơn 14 tỉ đồng và hơn 13 tỉ đồng, BS 36A-999.99 của Thanh Hóa gần 7,5 tỉ đồng… Những người trúng đấu giá các BS này đã nộp tiền hay chưa?

Đại tá Nhật cho biết, theo quy định, người trúng đấu giá có thời hạn tối đa 15 ngày kể từ khi nhận thông báo trúng đấu giá để nộp đủ số tiền đã đấu giá. Như vậy, với phiên đấu giá đầu tiên vào ngày 15.9, đến ngày 30.9 mới có thể biết chính xác số lượng người trúng đấu giá nộp tiền hoặc bỏ cọc. Nghị quyết 73/2022 và Nghị định 39/2023 không cấm người trúng đấu giá bỏ cọc. Trường hợp bỏ cọc, BS sẽ được đưa về kho để tiếp tục đấu giá lại, người trúng đấu giá sẽ mất 40 triệu đồng tiền đặt cọc.

Giải thích về đề xuất trên, đại tá Nguyễn Quang Nhật cho biết những GPLX cấp trước ngày 1.7.2012 dùng giấy bìa, ép plastic và chưa sử dụng vật liệu PET, do vậy không thể cập nhật dữ liệu lên hệ thống do Cục Đường bộ (Bộ GTVT) quản lý; đồng nghĩa không thể cập nhật dữ liệu lên dữ liệu quốc gia, tích hợp vào định danh điện tử VNeID…

Việc đổi GPLX không thời hạn cấp trước ngày 1.7.2012 là nhằm khắc phục những hạn chế đã nêu, đảm bảo phù hợp khi VN là thành viên của các hiệp ước, công ước, gồm cả việc chấp nhận GPLX quốc tế

Bộ Công an lý giải đề xuất đổi khoảng 22 triệu GPLX cũ sang dạng PET

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.