Khởi nghiệp trên sông Kinh Thầy

27/08/2016 10:10 GMT+7

Chọn sông Kinh Thầy làm chốn khởi nghiệp với nghề nuôi cá lồng, Nguyễn Thị Hồng Vức gây dựng được trang trại nuôi cá quy mô lớn, thu lãi tiền tỉ mỗi năm, giúp đỡ nhiều thanh niên có việc làm, thu nhập ổn định.

Xuất ngoại học nghề nuôi cá
Trước khi trở thành nữ tỉ phú nuôi cá lồng, Vức (34 tuổi, ngụ thôn Long Động, xã Nam Tân, H.Nam Sách, Hải Dương) từng là công nhân lao động, buôn bán vật liệu xây dựng… Nhưng cuối cùng, dòng sông Kinh Thầy đã đánh thức khát vọng làm giàu với những ý tưởng và quyết định đầu tư táo bạo trong nghề nuôi cá lồng.
“Đoạn sông Kinh Thầy đoạn chảy qua xã Nam Tân có mặt nước rộng và thoáng, nguồn nước sạch và thủy triều lên xuống đều đặn, là điều kiện lý tưởng nuôi cá lồng. Người dân quen nuôi nhỏ lẻ, chưa ai nghĩ đến mô hình nuôi cá chuyên nghiệp để làm giàu nên mình bắt tay làm”, Vức kể về cơ duyên chuyển sang nghề nuôi cá lồng.
Chàng trai khởi nghiệp từ... 65 gốc xoài
Huỳnh Hữu Lộc (ngụ ấp 8, xã Thới Hưng, H.Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ), đã có gần 10 năm gắn bó với cây xoài cát Hòa Lộc. Năm 32 tuổi, anh được cha mẹ cho 65 gốc xoài để hai vợ chồng ra làm ăn riêng.
Vức thuyết phục gia đình dùng toàn bộ vốn đầu tư vào 5 lồng nuôi cá. Những vụ cá đầu tiên “trúng” thời điểm thị trường ưa chuộng các loại cá sông nên cá nuôi đến đâu thương lái tìm đến đặt hàng tới đó.
Nghề nuôi cá lồng cho lãi lớn nhưng với sự nhạy bén, Vức lường trước nhiều rủi ro tiềm ẩn, khi vừa là “lính mới” vào nghề, kinh nghiệm gần như không có. Vừa nuôi cá vừa học nghề, Vức vạch ra lộ trình và tìm mọi cách học hỏi kỹ thuật nuôi cá từ khắp nơi. Bài học nuôi cá đầu tiên là kinh nghiệm người dân địa phương đã nuôi theo cách truyền thống, cao hơn các diễn đàn chia sẻ kiến thức trên mạng internet. Lần theo những thông tin chỉ dẫn, Vức lặn lội sang Malaysia, Singapore, Trung Quốc… đến các trang trại nuôi cá để học kỹ thuật, thiết kế lồng.
Thu lãi bạc tỉ mỗi năm
Khởi nghiệp với 5 lồng cá ban đầu, tiền lãi từ mỗi vụ cá được tái đầu tư nhân rộng các lồng nuôi và bổ sung các giống cá mới có giá trị kinh tế cao. Trong 6 năm qua, trang trại nuôi cá lồng của gia đình Vức phát triển lên tới 76 lồng cá với tổng trị giá tài sản gần 30 tỉ đồng. Theo thiết kế, mỗi lồng nuôi cá rộng hơn 100 m2. Nếu được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, mỗi lồng cá cho sản lượng 4 - 5 tấn cá thương phẩm/năm, trừ đi chi phí đầu tư có lãi từ 15 - 20 triệu đồng. Qua hạch toán mỗi năm khu trang trại nuôi cá lồng cho nguồn thu lãi khoảng 1,5 - 2 tỉ đồng. Khu nuôi cá này tạo việc làm cho 10 lao động với lương tháng 6 triệu đồng.

Khởi nghiệp từ trồng dưa lưới công nghệ cao

Nhìn những hàng dưa xanh mướt, trĩu quả đang đến độ thu hoạch, mới thấy hết niềm say mê của anh Lê Anh Đức (34 tuổi) ở nông trường Xa Trạch, Công ty cao su Bình Long, tỉnh Bình Phước.
Theo Vức, trang trại luôn được đầu tư phát triển, đa dạng các giống cá thương phẩm. Bên cạnh các giống cá thịt truyền thống như diêu hồng, chép, trắm cỏ... Vức nghiên cứu nuôi thêm các giống cá đặc sản như lăng sông, ngạnh, chép giòn, trắm giòn sử dụng nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên... Các loại cá đặc sản luôn cho chất lượng thịt thơm ngon, có sức cạnh tranh cao hơn so với các loài cá cùng loại nhập từ Trung Quốc. Do đó giá bán cá thương phẩm dù cao hơn hàng Trung Quốc từ 10.000 - 20.000 đồng/kg nhưng vẫn luôn đắt hàng.
Có doanh thu hàng chục tỉ đồng mỗi năm, Nguyễn Thị Hồng Vức trở thành nữ tỉ phú trẻ đầu tiên ở địa phương với nghề nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy. Khu nuôi trồng thủy sản ứng dụng các quy trình khoa học công nghệ này là mô hình điểm của người nuôi cá ở khắp các địa phương tìm đến học hỏi kinh nghiệm. Trong tương lai, bên cạnh phát triển nghề nuôi cá lồng tập trung vào giống cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, Vức đang chuẩn bị đầu tư thêm trang trại nuôi lợn nái với quy mô ban đầu 500 con, mục tiêu xây dựng địa chỉ cung cấp nguồn con giống chất lượng cao cho các hộ chăn nuôi ở quê nhà.
Đại hội thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác diễn ra sáng 28.8 tại Hà Nội. Tham dự đại hội có 445 đại biểu có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, công tác, rèn luyện; đại diện tiêu biểu nhất trong tập thể thanh niên ở các địa phương.
Tinh thần xuyên suốt của đại hội là “Tôi yêu Tổ quốc tôi”, khơi dậy tình yêu Tổ quốc trong tuổi trẻ cả nước, lan tỏa các tấm gương thanh niên tiêu biểu trong học tập và làm theo lời Bác, đồng thời thôi thúc trách nhiệm và khát vọng cống hiến của tuổi trẻ cho Tổ quốc. Đại hội mong muốn tuổi trẻ cả nước phát huy những kết quả đạt được, không ngừng học tập và làm theo những lời dạy của Bác, nỗ lực trong học tập, lao động, rèn luyện...
Các đại biểu sẽ tham dự 5 diễn đàn trao đổi, học hỏi và chia sẻ các nội dung mà thanh niên và xã hội đang rất quan tâm, gồm: “Thanh niên hội nhập”, “Thanh niên tình nguyện”, “Thanh niên rèn đức”, “Thanh niên khởi nghiệp” và “Thanh niên sáng tạo”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.