Khi Pháp thử lửa Niger

29/08/2023 14:24 GMT+7

Liên quan cuộc đảo chính quân sự mới đây ở Niger, điều được bên ngoài quan tâm để ý đến nhiều nhất bây giờ không phải là khi nào Tổ chức Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) can thiệp quân sự vào Niger, mà là cuộc đối địch giữa chính quyền quân sự ở Niger với "mẫu quốc" ngày trước là Pháp.

Hiện tại, Mỹ và Pháp triển khai khoảng 2.500 binh sĩ trên lãnh thổ Niger. Ngày 25.8 vừa qua, chính quyền quân sự Niger đã quyết định trục xuất Đại sứ Pháp sau khi người này không đáp ứng lời mời tới gặp bộ trưởng ngoại giao của chính quyền quân sự sở tại. Pháp kiên quyết bác bỏ quyết định trục xuất đại sứ nói trên, biện luận rằng đại sứ đã được chính quyền dân sự chấp nhận, nên chỉ có chính quyền dân sự mới có quyền trục xuất đại sứ Pháp. Đến hôm qua, Đại sứ Pháp vẫn tuyên bố tiếp tục ở lại Niger.

Khi Pháp thử lửa Niger - Ảnh 1.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

REUTERS

Trong lịch sử ngoại giao thế giới cho đến nay, chính phủ Pháp là trường hợp đầu tiên biện luận như thế khi đại sứ bị chính quyền mới trục xuất, bất kể tân chính quyền cầm quyền bằng đảo chính quân sự hay bầu cử dân chủ. Cách đây 2 năm, khi Taliban trở lại cầm quyền ở Afghanistan, các quốc gia không công nhận sự nắm quyền đó đã chủ động rút đại diện ngoại giao về nước. Khi đó, Pháp không hành xử với Taliban như với chính quyền quân sự ở Niger.

Vì thế, cách hành xử trên với Niger là dụng ý của Pháp nhằm khẳng định chơi con bài thời gian, tiếp tục duy trì bằng mọi giá sự hiện diện quân sự trực tiếp ở Niger, sẵn sàng "nội ứng, ngoại công" khi ECOWAS hành động, hoặc thậm chí để tìm cớ viện dẫn lý do an ninh cho nhân viên ngoại giao của Pháp mà can thiệp quân sự trực tiếp vào Niger. 

Khối Tây Phi sẵn sàng can thiệp quân sự vào Niger

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.