Kẻ sơn chia vỉa hè Hà Nội, 'để dành' bốt điện, gốc cây cho người đi bộ

24/03/2023 07:51 GMT+7

Trong đợt ra quân "giành vỉa hè quang phong cho người đi bộ", vỉa hè nhiều tuyến phố ở Hà Nội được kẻ vạch màu trắng. Tuy nhiên, có nơi để khoảng không vỉa hè cho người đi bộ rất hẹp, thậm chí còn xen lẫn bốt điện, gốc cây.

Theo ghi nhận vào ngày 23.3, tại nhiều tuyến phố ở Hà Nội như Nguyễn Đình Thi, Thụy Khuê cùng thuộc Q.Tây Hồ; Kim Mã, Đội Cấn cùng thuộc Q.Ba Đình… đã xuất hiện vạch kẻ trắng phân định nơi để xe máy và phần không gian dành cho người đi bộ.

Kẻ sơn chia vỉa hè Hà Nội, "để dành" bốt điện, gốc cây cho người đi bộ - Ảnh 1.

Vỉa hè ở khu vực phố Kim Mã có rất nhiều bốt điện chắn ngang phần đường dành cho người đi bộ

QUỲNH VÂN

Đáng nói, nhiều phần vỉa hè dành cho người đi bộ khá hẹp, có những khu vực xe máy chiếm gần trọn vỉa hè, khoảng trống dành cho người đi bộ chỉ từ 20 - 50 cm. Nhiều phần vỉa hè lại có bốt điện, biển chỉ dẫn, cây cối… gây khó khăn cho người đi bộ.

Rất ít tuyến phố có vỉa hè rộng như vỉa hè đường Giảng Võ (Q.Ba Đình) hay phố Thái Hà (Q.Đống Đa) để sau khi kẻ vạch sơn, người dân vẫn thoải mái đi bộ mà không gặp phải chướng ngại vật.

"Sau khi ra quân, nhiều vỉa hè trông rất rộng và thông thoáng. Tuy nhiên, kẻ vạch sơn chia phần đường dành cho người đi bộ chưa hợp lý. Phần vỉa hè sát nhà dân không vướng vật cản gì thì lại được ưu tiên dành cho đỗ xe máy. Trong khi phần đường đi bộ nhiều đoạn thò ra, thụt vào, vướng gốc cây, bốt điện", anh N.C.T (trú P.Kim Mã) bày tỏ.

Vỉa hè bị ‘xẻ thịt’ rao cho thuê trên mạng như con cá, mớ rau

Trao đổi với Thanh Niên tối 23.3, một lãnh đạo UBND P.Thụy Khuê (Q.Tây Hồ) xác nhận, sau khi kẻ vạch sơn trên địa bàn có nơi vỉa hè chỉ còn lại khoảng 25 - 30 cm dành cho người đi bộ.

Theo vị lãnh đạo này, đối với phố Nguyễn Đình Thi, Trích Sài, địa phương để dành toàn bộ vỉa hè giáp hồ Tây cho người đi bộ, tuyệt đối không được để xe máy. Riêng phía vỉa hè bên nhà dân thì sẽ kẻ vạch sơn (áp dụng với vỉa hè rộng trên 2 m).

"Khi đó, lối dành cho người đi bộ ở vỉa hè bên phía nhà dân bị hẹp lại. Về tiêu chí đảm bảo không gian cho người đi bộ trên vỉa hè ở phía nhà dân sẽ không đạt, vì vỉa hè chỉ có vậy. Tuy nhiên, người đi bộ có thể đi trên vỉa hè giáp hồ Tây. Việc kẻ vạch nhằm mục đích để người dân để xe máy thành hàng lối, đảm bảo mỹ quan đô thị", vị này lý giải.

Lãnh đạo UBND P.Thụy Khuê cũng thừa nhận sau khi kẻ vạch sơn trên phố Thụy Khuê, phần vỉa hè dành cho người đi bộ có rất nhiều bốt điện, gốc cây. Tuy nhiên, nhà dân ở phố này lại thò ra, thụt vào, trong khi đó bề rộng vỉa hè cũng không đồng bộ.

"Nếu vỉa hè rộng đồng bộ khoảng 5 m trở lên thì rất dễ sắp xếp nhưng ở phố Thụy Khuê, vỉa hè có chỗ rộng 1 m, chỗ rộng 2 - 3 m. Nếu xếp xe máy ở ngoài cùng sát mép đường thì lại trông rất lộn xộn, mất mỹ quan. Trước những ý kiến trái chiều từ dư luận trong việc kẻ vạch sơn, địa phương sẽ tiếp thu và điều chỉnh cho phù hợp hơn trong thời gian tới", vị này cho hay.

Kẻ sơn chia vỉa hè Hà Nội, "để dành" bốt điện, gốc cây cho người đi bộ - Ảnh 2.

Người dân thoải mái đi bộ trên vỉa hè phố Giảng Võ

QUỲNH VÂN

Kẻ sơn chia vỉa hè Hà Nội, "để dành" bốt điện, gốc cây cho người đi bộ - Ảnh 3.

Hình ảnh vỉa hè khang trang, rộng rãi cho người đi bộ tại phố Thái Hà

QUỲNH VÂN

Kẻ sơn chia vỉa hè Hà Nội, "để dành" bốt điện, gốc cây cho người đi bộ - Ảnh 4.

Phần vỉa hè dành cho người đi bộ bị thu hẹp lại chỉ còn 25 - 30 cm trên đường Trích Sài

QUỲNH VÂN

Kẻ sơn chia vỉa hè Hà Nội, "để dành" bốt điện, gốc cây cho người đi bộ - Ảnh 5.

Vỉa hè trên phố Khâm Thiên (Q.Đống Đa), sau khi kẻ vạch phần đường dành cho người đi bộ vốn khá rộng nhưng lại xuất hiện các "chướng ngại vật" là trạm biến áp, bốt điện

QUỲNH VÂN

Kẻ sơn chia vỉa hè Hà Nội, "để dành" bốt điện, gốc cây cho người đi bộ - Ảnh 6.

Người dân phải "đánh võng" khi gặp trạm biến áp chiếm gần trọn vỉa hè phố Kim Mã

QUỲNH VÂN

Kẻ sơn chia vỉa hè Hà Nội, "để dành" bốt điện, gốc cây cho người đi bộ - Ảnh 7.

Người đi bộ cảm thấy khó hiểu về những vạch kẻ không liền mạch trên đường Hoàng Hoa Thám (Q.Ba Đình). “Tôi chưa hiểu rõ lắm về tiêu chí kẻ vạch chia vỉa hè của các quận ở Hà Nội. Mặc dù trên cùng một khu vực nhưng độ rộng của phần vỉa hè dành cho người đi bộ lại khác nhau”, một người đi bộ thắc mắc

QUỲNH VÂN

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.