Iran sản xuất dầu với chi phí 1 USD/thùng?

30/12/2015 11:55 GMT+7

Iran cho hay nước này có thể sản xuất dầu với chi phí 1 USD mỗi thùng. Nếu đây là sự thật, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zangeneh sẽ là một trong những cái tên nên được theo dõi nhiều nhất trong năm 2016.

Iran cho hay nước này có thể sản xuất dầu với chi phí 1 USD mỗi thùng. Nếu đây là sự thật, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zangeneh sẽ là một trong những cái tên nên được theo dõi nhiều nhất trong năm 2016.

Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zangeneh - Ảnh: ReutersBộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zangeneh - Ảnh: Reuters
Một năm trước, khi chuyên gia kinh tế kiêm nhà báo Anatole Kaletsky cho hay giá dầu có thể rớt xuống 20 USD/thùng, nhiều người đã cười. Kinh tế thế giới khi đó đang tăng trưởng, và nhu cầu năng lượng cũng gia tăng. Ở thời điểm đó, Citi Group dự báo giá dầu sẽ quay lại 63 USD/thùng vào năm 2015, sau khi nó rớt xuống dưới 50 USD/thùng, theo trang Business Insider.
Tuy nhiên hiện nay, một thùng “vàng đen” có giá 37 USD. Ngân hàng Goldman Sachs mới đây đồng ý rằng giá cả có thể tuột xuống mức thấp nhất là 20 USD/thùng, và con số trên có thể tác động đáng kể đến những nền kinh tế đã chịu ảnh hưởng nặng từ giá dầu thấp như Nga và Ả Rập Xê Út. Thế giới đang ngập trong dầu thô, và nhiều người cho rằng giá dầu sẽ không quay đầu tăng lại trong nhiều thập kỷ. OPEC dự báo giá cả sẽ không lên đến 100 USD/thùng cho tới năm 2040.
Tuần này, chuyên gia Anatole Kaletsky lại có một vài biết được đăng tải trên tờ The Guardian. Ông viết: “Hãng ExxonMobil, Shell và BP không còn có thể hy vọng cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp Ả Rập Xê Út, Iran hay Nga, những nước mà giờ đây có khả năng truy cập vào các kho dầu độc quyền có thể được chiết tách không phức tạp hơn chút nào so với hồi thế kỷ thứ 19. Đơn cử, Iran cho biết họ có thể sản xuất dầu thô với chi phí bỏ ra là 1 USD/thùng. Dự trữ dầu thô dễ dàng tiếp cận của nước này, mà xét về khu vực Trung Đông thì chỉ đứng sau Ả Rập Xê Út, sẽ phát triển nhanh chóng một khi các lệnh trừng phạt quốc tế được dỡ bỏ”.
Để so sánh, hiện Ả Rập Xê Út được cho là đang sản xuất dầu với giá từ 10 đến 20 USD/thùng, theo trang Quartz. Song cần chú ý rằng sản xuất dầu với chi phí chỉ 1 USD không đồng nghĩa với chuyện có thể bán dầu với mức giá hòa vốn cũng là 1 USD. Dầu vẫn còn phải được tinh chế và phân phối, gia tăng mức giá hòa vốn. Dù vậy, thông tin trên vẫn sẽ khiến Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zangeneh trở thành một trong những cái tên nên được theo dõi nhiều nhất trong năm 2016.
Đến nay, đã có nhiều ý kiến đưa ra về chuyện giá dầu sẽ phục hồi một cách tự nhiên khi các nhà sản xuất ngừng vận hành các hoạt động không có lãi. Tuy nhiên thực tế thì ngược lại. Có nhiều thị trường khác đang phát triển ở Trung Quốc và Ấn Độ, không ai muốn nhường thị phần lại cho người Mỹ hay Ả Rập Xê Út. Vì thế, dầu tiếp tục được bơm ra, bất chấp các khoản lỗ.
Quan điểm cho rằng Iran đang ngồi trên trữ lượng dầu “khủng” với giá rẻ là không mới. Công ty Dầu khí Quốc gia Iran cho hay họ đã bơm dầu với chi phí từ 1 USD tới 1,5 USD mỗi thùng. Năm 2008, khi Iran còn đang chịu các lệnh trừng phạt, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã viết trong một báo cáo rằng nước này đã sản xuất dầu với chi phí 5 USD/thùng. Thời điểm đó là khi giá dầu thế giới chạm mức 115 USD/thùng.
Thời gian qua, dầu thô Iran bị cắt đứt khả năng truy cập với thị trường thế giới bởi các lệnh trừng phạt. Do đó, không có quá nhiều điều để nghĩ về đất nước này. Sắp tới, khi các lệnh trừng phạt kết thúc vào năm 2016, đất nước Trung Đông sẽ có quyền bán bao nhiêu dầu tùy ý. Không rõ liệu Iran có hạn chế nguồn cung của họ để vực dậy giá cả.
Tờ The Telegraph đưa tin Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zangeneh cho biết ông sẽ giảm giá để đưa lượng xuất khẩu dầu mỏ của Iran về mức trước lúc các lệnh trừng phạt được áp đặt. Trang blog về dầu thô của Houston Chronicle cho hay dầu mỏ Iran có thể giảm thêm đến 15 USD nữa từ mức hiện tại, đưa giá cả xuống còn 22 USD.
Song ông Zangeneh cũng nói trong tuần trước rằng ông kỳ vọng giá dầu trong năm 2016 sẽ là 40 USD/thùng. Kinh tế Iran đã phải hứng chịu nhiều thương tổn vì các lệnh trừng phạt từ phương Tây.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.