Hồn xưa dấu phố - Kỳ 2: Nhạc viện đầu tiên tại Đông Dương

09/06/2015 00:00 GMT+7

So với Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, không nhiều người biết đến sự tồn tại của Nhạc viện Viễn Đông, có lẽ bởi ngôi trường này chỉ mở cửa vỏn vẹn đúng 3 năm. Tuy vậy, đây chính là nơi đã gieo mầm cho việc hình thành nền tân nhạc sau này.

So với Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, không nhiều người biết đến sự tồn tại của Nhạc viện Viễn Đông, có lẽ bởi ngôi trường này chỉ mở cửa vỏn vẹn đúng 3 năm. Tuy vậy, đây chính là nơi đã gieo mầm cho việc hình thành nền tân nhạc sau này.

Vì sao người Pháp cho xây trường âm nhạc tại Hà Nội ?
Theo nghiên cứu trong bài báo khoa học Music, Education and Française De Couleur: Music Instruction in Colonial Hanoi của McClellan, Michael E, khác với Sài Gòn, âm nhạc phương Tây đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập sự hiện diện của người Pháp tại Hà Nội. Chỉ một thời gian rất ngắn sau khi quân đội Pháp chiếm đóng Hà Nội vào năm 1883, các buổi biểu diễn âm nhạc phương Tây đã diễn ra. Nhiều chương trình âm nhạc, kịch nghệ được tổ chức phục vụ nhu cầu giải trí cho chính quyền cai trị, nhân viên công sở, công nhân làm việc trong nhà máy của Pháp. Trong khi đó, tài liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Uẩn ghi lại rằng, âm nhạc phương Tây chỉ phổ biến trong các nhà thờ, các đoàn quân nhạc. Từ những năm 1920, nhạc phương Tây mới xuất hiện rộng rãi qua đĩa hát nhựa, Đài phát thanh Radio Indochine, rạp chiếu phim và một số ban nhạc dân sự phục vụ ở các quán cà phê, quán ăn mà nhạc công phần lớn là người Nga di cư và người Philippines.
Năm 1927, Toàn quyền Đông Dương đã cho thành lập Nhạc viện Viễn Đông (Conservatoire Française d’Extrême - Orient). Ngôi trường trước kia là ngôi nhà nằm trên đường Điện Biên Phủ giáp với đường Lê Duẩn ngày nay, hiện là trụ sở của Đại sứ quán Đan Mạch. Tuy có sơn sửa lại nhưng ngôi nhà vẫn giữ được kiến trúc biệt thự kiểu Pháp như ban đầu.Tòa nhà là Nhạc viện Viễn Đông nằm trên đường Điện Biên Phủ
giáp với Lê Duẩn ngày nay - Ảnh: Ngọc Thắng
Các gia đình người Pháp đến sinh sống ở Hà Nội mỗi lúc đông lên, họ có nhu cầu cho con được học nhạc giống như ở mẫu quốc. Vậy là, nhiều trung tâm dạy nhạc được mở ra, nhưng tất cả đều là các cơ sở tư nhân với quy mô khiêm tốn trong suốt những thập niên đầu thế kỷ 20. Nhiều người Việt muốn theo học nhưng khó có thể được vì học phí quá đắt đỏ. Một trong những trung tâm thành công và nổi tiếng nhất lúc bấy giờ là trung tâm của Albert Poincignon mở vào năm 1913. Tuy vậy, trung tâm chỉ có thể giảng dạy bộ môn piano, lịch sử và lý thuyết cơ bản của âm nhạc, quá nhỏ nhoi với những tham vọng của Poincignon. Năm 1926, ông đã đề nghị chính phủ hỗ trợ tài chính để ông cùng với nghệ sĩ violin Bilewski có thể mở rộng trung tâm của mình thành một nhạc viện âm nhạc với nhiều bộ môn khác nhau. Vào tháng 1.1927, chính phủ đã thông qua việc thành lập nhạc viện với khoản hỗ trợ khá khiêm tốn là 20.000 đồng Đông Dương cho mỗi năm. Dù vậy, Nhạc viện Viễn Đông do Poincignon và Bilewski là đồng giám đốc không phải là một trường học của chính phủ Pháp mà đúng hơn là một trường tư nhân được nhận hỗ trợ tài chính từ chính phủ và được công nhận chính thức.
Nơi gieo mầm những tên tuổi lớn
Năm 1927, Toàn quyền Đông Dương đã cho thành lập Nhạc viện Viễn Đông (Conservatoire Française d’Extrême - Orient). Ngôi trường trước kia là ngôi nhà nằm trên đường Điện Biên Phủ giáp với đường Lê Duẩn ngày nay, hiện là trụ sở của Đại sứ quán Đan Mạch. Tuy có sơn sửa lại nhưng ngôi nhà vẫn giữ được kiến trúc biệt thự kiểu Pháp như ban đầu.
Nhạc viện Viễn Đông mở ra với nhiều bộ môn phong phú: piano, violin, sáo, contrabass... Năm đầu tiên (1927) có 50 học sinh theo học tại đây, là người Pháp, người Việt và một số người Lào, tất cả đều được học miễn phí. Ngôi trường được đặt tên Nhạc viện Viễn Đông cũng bởi tham vọng của người Pháp không chỉ muốn phát triển âm nhạc phương Tây ở VN, Đông Dương mà ra cả vùng Viễn Đông. Nhưng tham vọng này đã sớm không thành khi trường buộc phải đóng cửa sau 3 năm tồn tại. Nguyên nhân được cho là do cuộc khủng hoảng kinh tế vào những năm 1930 ở Pháp.
Dù vậy, sự xuất hiện của ngôi trường này đã gieo mầm cho nền âm nhạc VN hiện đại. Trước hết, nhạc viện đã góp phần hình thành thế hệ nhạc sĩ đầu tiên của VN với những tên tuổi như Nguyễn Xuân Khoát, Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Lê Thương... Sau này khi trường đóng cửa, nhiều cơ sở truyền bá nhạc mới đã xuất hiện như Hội Ái nhạc (Philharmonique) phát triển mạnh ở Sài Gòn và nhiều thành phố lớn, nhóm Myosotis và Trieca của các nhạc sĩ trẻ ở Hà Nội. Các hãng băng đĩa của Pháp như Odéon, Béka đã mời nhiều nghệ sĩ Việt, trong đó có nghệ sĩ cải lương tài danh Ái Liên đến thu âm nhiều ca khúc. Cuối những năm 1930, các tài năng mới cùng với nghệ sĩ đi trước bước vào thời kỳ hình thành nền tân nhạc VN, đó là Văn Cao, Phạm Duy ở Hải Phòng, Đặng Thế Phong ở Nam Định, Nguyễn Văn Thương, La Hối, Phan Huỳnh Điểu ở miền Trung...
Hai anh em GS Phạm Huy Quỹ và nhạc sĩ Phạm Huy Kỳ là những sinh viên của Nhạc viện Viễn Đông năm xưa, ông Quỹ học cello, còn ông Kỳ học violin. Với những nền tảng được học tại nhạc viện, sau này Phạm Huy Quỹ đã trở thành giáo sư cello đầu tiên giảng dạy tại Nhạc viện Hà Nội (Học viện Âm nhạc quốc gia bây giờ). Lúc còn sống, ông có kể rằng: gia đình ông là gia đình nhà nho ở Hà Nội, bởi vậy tư tưởng còn khá nặng nề, hai anh em ông phải trốn gia đình xin vào học tại Nhạc viện Viễn Đông. Mỗi khi đi học về, cả hai phải gửi đàn ở nơi khác không dám đem về nhà.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.