Hồn xưa dấu phố - Kỳ 1: Khu đất hoang thành cái nôi của mỹ thuật hiện đại

08/06/2015 06:10 GMT+7

Nhiều ngôi nhà không chỉ mang dấu ấn kiến trúc mà trong đó chứa đựng những câu chuyện lịch sử, văn hóa, con người Hà Nội.

Nhiều ngôi nhà không chỉ mang dấu ấn kiến trúc mà trong đó chứa đựng những câu chuyện lịch sử, văn hóa, con người Hà Nội.

Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương nay là Trường đại học Mỹ thuật VN - Ảnh: Ngọc ThắngTrường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương nay là Trường đại học Mỹ thuật VN - Ảnh: Ngọc Thắng
Trên những con phố đang ngày một đổi thay, có ngôi nhà vẫn còn đó, có ngôi nhà đã bị thay thế bởi các công trình mới, mà có thể hằng ngày người ta vẫn vô tình lướt qua…
Không phải người Pháp mà chính là một họa sĩ người Việt đã nghĩ đến việc cần có một trường dạy mỹ thuật hiện đại cho người bản xứ.
Giao thoa Đông - Tây
Người Hà Nội được làm quen với mỹ thuật Pháp từ cuộc đấu xảo đầu tiên mở cửa trong suốt 2 tháng từ tháng 11.1902 - 1.1903 tại nhà đấu xảo nằm trên phố Gambetta (khu vực này hiện là Cung văn hóa Hữu nghị Việt - Xô nằm trên đường Trần Hưng Đạo). Đây là một cuộc triển lãm quốc tế được mở theo ý muốn của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer nhằm tôn vinh các chính sách của ông ta về các dự án lớn và hiện đại hóa Đông Dương sau 4 năm cầm quyền.
Khu vực trưng bày gồm có hai gian: gian Pháp và gian Đông Dương. Gian Pháp trưng bày các tác phẩm tiêu biểu của 120 nghệ sĩ đã đáp ứng đúng yêu cầu mà theo lời của M.Roger (Tổng ủy viên mỹ thuật của Triển lãm mỹ thuật Hà Nội) là: “… giới thiệu ngắn gọn một tổng thể khả dĩ đầy đủ về trường phái nghệ thuật Pháp đương thời”. Còn gian Đông Dương gồm các tác phẩm của các nghệ sĩ Pháp sống ở Đông Dương, cùng với người Việt là các học sinh tại trường dòng Sài Gòn và các nghệ nhân gửi tới…
Dần dà, việc được tiếp cận với mỹ thuật phương Tây như thế đã khiến xuất hiện một lớp họa sĩ người Việt muốn tìm tòi, học hỏi nền mỹ thuật mới, trong đó có Nam Sơn (tên thật là Nguyễn Vạn Thọ). Ông cũng là người đầu tiên nghĩ đến việc xây dựng một trường mỹ thuật cho người Việt. Điều này được Nam Sơn nói đến trong bản thảo đề cương Mỹ thuật VN: “Lập nên một trường đại học để đào tạo lấy nghệ sĩ có tài duy trì nền tảng mỹ thuật của tổ tiên để lại, ngõ hầu cải tạo, sáng tác lấy một nền mỹ thuật Đông phương có cá tính VN. Vậy phải một mặt duy trì cái đã có, sưu tập lấy các tác phẩm Đông phương, VN; mở một bảo tàng viện…”. Nhưng mong muốn của Nam Sơn chỉ được hiện thực hóa khi ông gặp họa sĩ Victor Tardieu.
Thuyết phục Toàn quyền Đông Dương cho mở trường
Cái duyên gặp gỡ của họ bắt đầu vào khoảng những năm 1920 - 1921, khi Nam Sơn đảm nhận việc trang trí cho Hội quán sinh viên An Nam. Xúc động trước nhiệt huyết của người họa sĩ bản xứ, Chủ tịch danh dự của hội quán là Paul Monet đã nhờ Louis Marty, Giám đốc Chính trị vụ Phủ Toàn quyền Đông Dương giới thiệu Nam Sơn tới Victor Tardieu.
Đây là cơ hội để Nam Sơn có cơ hội học hỏi nhiều hơn về hội họa châu Âu, và để Victor Tardieu hiểu về hội họa Á Đông. Từ đó họ đã trở thành bạn, cộng sự đắc lực của nhau. Lo lắng trước việc Victor Tardieu đến ngày về nước, Nam Sơn mạnh dạn bày tỏ mong muốn về việc xây dựng một trường mỹ thuật ở Hà Nội và ngay lập tức đã nhận được sự đồng tình của vị họa sĩ người Pháp. Victor Tardieu đã thuyết phục cả chính phủ Pháp ở quốc mẫu lẫn Toàn quyền Đông Dương việc này qua bản phúc trình Nghệ thuật An Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai (L’Art annamite dans le passé, le présent et le futur). Sau đó, Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã được phê chuẩn, thành lập và Victor Tardieu là hiệu trưởng đầu tiên.
Trường được xây dựng vào năm 1925 trên khu đất nay là khu vực Trường ĐH Mỹ thuật VN trên đường Yết Kiêu. Trường tuyển sinh tại Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Phnom Penh (Campuchia) và Vientiane (Lào), số sinh viên rất hạn chế, khóa nhiều nhất là 12 người, ít nhất là 8 người. Trường thu tiền học phí rất thấp vì đa phần sinh viên xuất thân từ những gia đình nghèo.
Ở đây, đã hình thành những lứa nghệ sĩ vàng tiên phong của nền mỹ thuật VN hiện đại như Lê Phổ, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí... Ngôi trường đã thực sự trở thành nơi giao thoa giữa nghệ thuật phương Đông và phương Tây.
Thuê gái làng chơi làm... người mẫu
Lúc sinh thời, họa sĩ Trần Văn Cẩn đã kể với nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Hải Yến chuyện vị Hiệu trưởng Victor Tardieu phải nhiều lần tìm cách “chạy chọt”, “lót tay” cho quan chức Pháp để ngôi trường tồn tại.
Hồi đó, các sinh viên đã được học môn hình họa, vẽ người mẫu, nhưng biết thuê người mẫu ở đâu? Người mẫu chuyên nghiệp thì rất hiếm và giá thuê rất đắt. Sinh viên nghèo ở trường mới nghĩ đến việc thuê các cô gái trong những nhà chứa ở quanh trường là khu phố Hàng Lọng, Hàng Cỏ làm người mẫu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.