Học thuyết tình thế

28/12/2014 04:44 GMT+7

Việc Nga công bố học thuyết quân sự mới gây bất ngờ cả về nội dung lẫn thời điểm. Nhưng cũng chính vì tính bất ngờ này mà lại có thể thấy nó không phải là chiến lược quân sự lâu dài mà chỉ mang tính tình thế, phục vụ trước hết cho nhu cầu chính trị hiện tại và trong thời gian ngắn sắp tới của Moscow.

Việc Nga công bố học thuyết quân sự mới gây bất ngờ cả về nội dung lẫn thời điểm. Nhưng cũng chính vì tính bất ngờ này mà lại có thể thấy nó không phải là chiến lược quân sự lâu dài mà chỉ mang tính tình thế, phục vụ trước hết cho nhu cầu chính trị hiện tại và trong thời gian ngắn sắp tới của Moscow.
Học thuyết quân sự mới là câu trả lời của Nga về những điều chỉnh chính sách mới đây của NATO nói riêng và của Mỹ cùng EU đối với Nga nói chung kể từ khi bùng phát cuộc khủng hoảng Ukraine và hệ lụy của nó về phương diện chính trị an ninh ở châu Âu cũng như trên thế giới. Một khi Mỹ và EU cùng đồng minh gây khó cho Nga bằng những biện pháp trừng phạt về kinh tế, thương mại và tài chính, một khi NATO quyết định tái bố trí chiến lược như thể trở về thời Chiến tranh lạnh thì không có gì khó hiểu khi Nga coi NATO là mối đe dọa an ninh tiềm tàng nhất.
Với việc công bố học thuyết nói trên vào lúc này, Nga không chỉ đơn thuần tiếp tục ăn miếng trả miếng phương Tây về mọi phương diện mà còn thể hiện quyết tâm sẵn sàng leo thang căng thẳng, đối đầu đến cùng trong vấn đề Ukraine và Crimea.
Cho tới nay, hai phía đã xô đẩy nhau vào tình thế khiến cả hai ngày càng khó xử. Nhưng về trung hạn và lâu dài, hai bên không thể không cùng tìm kiếm và nhất trí về giải pháp chính trị cho Ukraine và cho chính mối quan hệ giữa họ với nhau. Lợi ích chiến lược cơ bản về trung hạn lẫn dài hạn buộc họ phải như vậy. Khi đó, cả NATO lẫn Nga đều sẽ có học thuyết quân sự khác thay thế cho học thuyết tình thế hiện tại.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.