Hệ thống pháo phản lực HIMARS có đối thủ nào từ Nga?

11/08/2022 10:30 GMT+7

Bộ Quốc phòng Mỹ vừa cung cấp thêm 4 hệ thống pháo phản lực phóng loạt (HIMARS) cho Ukraine - nâng tổng số lên 16 hệ thống.

Cho đến nay, Mỹ đã chuyển giao tổng cộng 16 hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) M142 cho Ukraine.

Do công ty vũ khí Lockheed Martin sản xuất, HIMARS là hệ thống 6 ống phóng được đặt trên một xe tải bánh lốp, dẫn đường bằng vệ tinh và có thể bắn nhiều loại đạn dược, chất nổ vào các mục tiêu trên đất liền ở cự ly 100km.

HIMARS được xem là chìa khóa trên chiến trường cho Ukraine khi nước này có thể tiêu diệt các mục tiêu cố định hoặc đang di chuyển của Nga ở xa tiền tuyến.

Thời gian qua đã xuất hiện nhiều video cho thấy các cuộc tấn công thành công của HIMARS. Tuy nhiên Nga tuyên bố đã phá hủy 6 trong 16 hệ thống mà Ukraine đã nhận, dù thông tin này chưa được kiểm chứng.

Chỉ huy một đơn vị chiến đầu bên cạnh hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS ở miền đông Ukraine

getty images

Nhiều người cho rằng cấp chỉ huy Nga đang nghiên cứu kỹ lưỡng khả năng của HIMARS trước khi phát triển các biện pháp đối phó. Tần suất tấn công của HIMARS sẽ giảm sau khi Nga tìm ra biện pháp ứng phó.

Cựu sĩ quan Tình báo Thủy quân lục chiến Mỹ Scott Ritter đánh giá rằng HIMARS là một vũ khí hiệu quả, nhưng sẽ không thay đổi kết quả của cuộc chiến. “Có thể họ sẽ giết được nhiều người Nga hơn. Nhưng chỉ có vậy thôi. Nga vẫn giữ được tất cả lãnh thổ mà họ đã kiểm soát”.

Trong khi đó, cựu Thiếu tướng Lục quân Úc Mick Ryan, một trợ lý tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), chỉ ra rằng HIMARS đã hỗ trợ Ukraine về mặt chiến thuật nhưng bản thân HIMARS không phải là một “vũ khí kỳ diệu”.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.