Hành khách bị tiếp viên hàng không 'soi' gì khi bước qua cửa máy bay?

20/09/2022 06:47 GMT+7

Tiếp viên hàng không được đào tạo để giúp hành khách an toàn và họ luôn đưa ra những phán đoán để đảm bảo cho sự an toàn đó.

Janice Bridger, tiếp viên hàng không 27 năm kinh nghiệm, chia sẻ trên Insider: “Di chuyển bằng đường hàng không đầy nguy hiểm, nên ai cũng cảnh giác và nhận thức được tình trạng của mình. Vì vậy, khi tôi cười chào hành khách, bạn nên tin rằng tôi đang tập trung dò xét từng người khi bước qua cánh cửa máy bay”.

Vậy đâu là những vấn đề khiến tiếp viên luôn cố gắng quan sát hành khách?

Hành khách làm thủ tục nhập cảnh vào Pháp tại sân bay Charles de Gaulle

v.n

Kiểm tra xem khách có say không

Theo Sjaak Schulteis, từng làm tiếp viên hàng không hãng Lufthansa (Đức) 30 năm, cho biết: “Lý do hành khách bị say, dù với bất kỳ nguyên nhân nào, cũng không được phép lên máy bay. Ấn tượng đầu tiên khi thấy hành khách say rượu thường là đúng và chúng tôi luôn từ chối những ai có thể gây ra những mối nguy hiểm cho sự an toàn của chuyến bay đó. Cho đến nay tôi đã từ chối 4 hành khách say và nhận được sự ủng hộ của mọi người, cơ trưởng”.

Còn tiếp viên hàng không Amar nói: “Trong trường hợp chúng tôi buộc phải sơ tán hành khách trong 90 giây và người say rượu có khả năng rất cao không hợp tác trong các tình huống khẩn cấp”. Đó là lý do các chuyến bay "ngại" đón khách say.

Nhiều hành khách sợ độ cao trên máy bay nên cần tiếp viên trấn an

Insider

Kiểm tra xem bạn có khả năng trợ giúp không

Bridger nói thêm, nếu cô thấy hành khách mạnh khỏe, thể chất tốt lên chuyến bay, ngay lập tức sẽ ghi nhớ gương mặt và vị trí ngồi của họ.

“Tôi luôn coi những hành khách này là “bạn” của mình. Trong trường hợp xảy ra tấn công hay cần kiềm chế một ai đó trên máy bay hay nhắm vào tôi, đây là những người tôi cần hỗ trợ. Nếu tình huống có nguy cơ sắp xảy ra, tôi sẽ nhờ cậy họ một cách riêng tư và kín đáo. Chúng tôi không mong chuyện đó nhưng luôn phải sẵn sàng cho tình huống xấu”, cô nói.

Quan sát khách có phải là nhân viên hãng bay hay bác sĩ

Các tiếp viên hàng không thường có những điểm "nhận dạng riêng" khi làm hành khách trong chuyến bay nên Bridger nói rằng, cô thường quan sát xem có ai là đồng nghiệp đi cùng hay không. Bởi vì họ đã được đào tạo về các quy trình, thủ tục và xử lý tình huống khẩn cấp trên máy bay, biết cách sử dụng thiết bị y tế… “Họ học xử lý tình huống giống chúng tôi và chắc chắn sẵn sàng hỗ trợ khi cần, vì thế chúng tôi muốn biết họ là những ai và ngồi ở vị trí nào trên chuyến bay", Bridger nói.

Cũng như vậy, tiếp viên sẽ dò xét xem có ai khả năng làm bác sĩ hay không dựa vào "tài" phán đoán từ kinh nghiệm bay của mình. Ngoài ra, theo Myriam Mymi, tiếp viên tại Condor từ năm 1994, cho biết thêm họ cũng nhìn vào hành khách để xem có ai biểu hiện mệt mỏi, ốm đau để phòng ngừa trường hợp xấu và có thể nhờ bác sĩ hỗ trợ.

Có hành khách đựng rượu trong bình nước mang theo từ nhà

insider

Các tiếp viên hàng không đều được đào tạo về cấp cứu trên máy bay nhưng không có khả năng chẩn đoán hay điều trị như bác sĩ, nên họ cần sự trợ giúp. Có những hành khách sinh con trên máy bay và lúc đó là thời điểm cần bác sĩ nhất.

Ngoài ra, tiếp viên cũng kiểm tra xem hành khách có sợ bay hay không để trấn an; hành khách nào không được ngồi gần cửa thoát hiểm, chẳng hạn như đang bó bột tay vì nếu cần mở cửa, họ không thể làm được.

Các tiếp viên trên chuyến bay cũng luôn quan sát hành khách, xem họ có làm những việc cấm trên khoang hay không. Chẳng hạn hút thuốc ở nhà vệ sinh, mang rượu trong bình nước... "Chúng tôi luôn tập trung khi chào đón hành khách lên chuyến bay, chỉ trong 3 - 4 giây cười với khách, chúng tôi phải hoàn thành việc đánh giá sơ qua về họ", Bridger cho hay.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.