Hàng tỉ USD viện trợ vũ khí Mỹ cho Ukraine gây lo ngại gì?

05/07/2022 08:25 GMT+7

Khi Mỹ ồ ạt viện trợ vũ khí cho Ukraine từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại đây vào ngày 24.2, nhiều ý kiến cho rằng Mỹ nên có biện pháp đảm bảo viện trợ đúng mục đích.

Theo Trung tâm Chính sách quốc tế (CIP), từ ngày 24.2, Quốc hội Mỹ đã thông qua tổng cộng 54 tỉ USD viện trợ cho Ukraine. Đài ABC dẫn lời chuyên gia Hanna Homestead tại tổ chức theo dõi chi tiêu và vũ khí của quân đội Mỹ nhận định rằng đây là quy mô và tốc độ “gây choáng”. Và để so sánh thì ngân sách của NASA chỉ là 24 tỉ USD và ngân sách chống biến đổi khí hậu là 1 tỉ USD trong năm nay.

Theo CIP, khoảng 26 tỉ USD trong tổng ngân sách viện trợ trên được chi cho mục đích quân sự, trong đó bao gồm việc viện trợ trực thăng, UAV, hệ thống rốc két di động, lựu pháo, tên lửa Javelin, súng trường và đạn dược.

Bà Hometead nhấn mạnh đây là “số lượng viện trợ nhiều nhất mà Mỹ từng cung cấp cho một nước”, và “chắc chắn là còn hơn viện trợ gửi đến Afghanistan trong thời đỉnh điểm tái thiết”.

Chuyên gia này lưu ý một thời điểm bước ngoặt vào tháng 4 khi Mỹ bắt đầu chuyển vũ khí cần sự huấn luyện của các binh sĩ Mỹ. Điều này thể hiện rằng Mỹ đang suy nghĩ về việc hỗ trợ nhiều hơn cho Ukraine.

Mỹ cam kết gửi thêm 1 tỉ USD vũ khí cho Ukraine vào "thời điểm then chốt"

Quốc hội Mỹ đã thông qua 2 dự luật cho phép Tổng thống Joe Biden nhanh chóng cung cấp và cho Ukraine vay vũ khí. Ngoài ra, dự luật chi khẩn cấp cho Ukraine vào tháng 3 và một dự luật khác vào tháng 5 cũng đã được thông qua.

Dự luật thứ 2 này trị giá 40 tỉ USD, trong đó có 19 tỉ USD viện trợ quân sự tức thời và 9 tỉ USD được cam kết nhằm bổ sung kho dự trữ vũ khí Mỹ.

Thượng nghị sĩ Mỹ Rand Paul đã tìm cách thay đổi dự luật thứ 2 trên, buộc một tổng thanh tra giám sát chi tiêu và triển khai vũ khí. Tuy nhiên, ông đã thất bại và quốc hội đã thông qua mà không có điều khoản trên.

Theo bà Homestead, việc giám sát rất phức tạp và có rất nhiều nguy cơ khi gửi vũ khí đến vùng chiến sự, nhất là với số lượng lớn và trong tình hình khẩn cấp. CIP còn lo ngại về khả năng buôn lậu vũ khí.

Bà Homestead nói: “Ukraine có lịch sử buôn vũ khí phi pháp từng gia tăng vào thập niên 1990 sau khi Liên Xô tan rã. Những vũ khí này ở Ukraine và sau cùng đã xuất hiện tại nhiều nơi trên khắp thế giới”.

Đến nay, Quốc hội Mỹ đã chứng nhận chi tiêu đến tháng 9. Song song với lo ngại trên, bà Homestead ghi nhận rằng viện trợ nhân đạo và vũ khí dành cho Ukraine đến nay đã tạo sự thay đổi lớn.

Mỹ gửi vũ khí phức tạp cho Ukraine mà “không hỗ trợ khách hàng” đầy đủ
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.