TNO

Hải quân Mỹ từng triển khai 100 đầu đạn hạt nhân ở Vịnh Bắc bộ

03/04/2015 11:31 GMT+7

(Tin Nóng) Cựu binh Phillip Hays của tuần dương hạm USS Oklahoma City mới đây kể với báo Corvallis Gazette-Times (bang Oregon, Mỹ) rằng trong chiến tranh Việt Nam, Hải quân Mỹ có khoảng 100 đầu đạn hạt nhân trên các tàu chiến lảng vảng trong Vịnh Bắc bộ, trong tư thế sẵn sàng khai hỏa khi có lệnh.

(Tin Nóng) Cựu binh Phillip Hays của tuần dương hạm USS Oklahoma City mới đây kể với báo Corvallis Gazette-Times (bang Oregon, Mỹ) rằng trong chiến tranh Việt Nam, Hải quân Mỹ có khoảng 100 đầu đạn hạt nhân trên các tàu chiến lảng vảng trong Vịnh Bắc bộ, trong tư thế sẵn sàng khai hỏa khi có lệnh.


Tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển USS Oklahoma City của Hạm đội 7 Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Trên tàu luôn có 20 đầu đạn hạt nhân sẵn sàng được phóng đi - Ảnh: Hải quân Mỹ

Báo Corvallis Gazette-Times ngày 30.3 phỏng vấn cựu binh Phillip Hays, người từng là sĩ quan phụ trách vũ khí hạt nhân trên tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển USS Oklahoma City trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Năm 1968, khi 23 tuổi, Hays gia nhập hải quân. Do từng học về ảnh hưởng của phóng xạ với sinh vật tại Đại học Arkansas, Hays được chọn đào tạo thành sĩ quan phụ trách vũ khí hạt nhân.

Vào năm 1970, Hays phục vụ trên tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường USS Oklahoma của Hạm đội 7, túc trực ở khu vực Đông Nam Á để tham dự vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Hays phụ trách 20 đầu đạn hạt nhân trên tàu chiến này.

Mặc dù Liên Xô không trực tiếp tham gia vào cuộc chiến Việt Nam nhưng cung cấp nhiều hỗ trợ cho miền Bắc Việt Nam, bao gồm các dàn radar di động theo dõi hoạt động của các tàu chiến và máy bay Mỹ. Đối với Hays, khi đang ở trên tuần dương hạm USS Oklahoma trên Vịnh Bắc bộ, các xe tải mang radar của Liên Xô là mục tiêu quan trọng, và ông ta đã từng phá hủy một chiếc với một quả tên lửa.

"Tôi đã được thưởng huy chương về điều đó, lần đầu tiên hải quân bắn thành công một tên lửa hải đối đất trong chiến đấu", ông Hays khoe.

Tên lửa bắn ra hôm đó chỉ là loại mang đầu đạn thông thường, nhưng lúc đó trên tàu Oklahoma không thiếu các vũ khí hạt nhân. Theo ông Hays, các quân chủng của quân đội Mỹ luôn có kho dự trữ vũ khí hạt nhân của mình.

"Vũ khí hạt nhân - đây là một trong những điều đáng sợ - là một biểu tượng. Mỗi chỉ huy đều muốn có vũ khí hạt nhân, và càng có nhiều vũ khí hạt nhân thì họ càng có vị trí biểu tượng cao hơn", ông Hays nói.

Ông Hays ước tính Hải quân Mỹ có ít nhất 100 đầu đạn hạt nhân trên các tàu chiến bố trí trên vịnh Bắc Bộ trong chiến tranh Việt Nam. Ông không biết lục quân, Không quân và Thủy quân lục chiến Mỹ có bao nhiêu vũ khí hạt nhân cũng như Liên Xô có bao nhiêu đầu đạn hạt nhân ở khu vực lúc đó. Nhưng ông không nghi ngờ rằng đã có quá đủ vũ khí hạt nhân đủ tạo ra một lò thiêu cho đôi bên nếu ai đó nhấn nút kích hoạt.

"Nó được gọi là MAD - đảm bảo hủy diệt lẫn nhau - và điều đó là điên khùng", ông Hays chơi chữ (MAD cũng có nghĩa là điên khùng).


Ông Phillip Hays, cựu sĩ quan phụ trách vũ khí hạt nhân trên tuần dương hạm USS Oklahoma City thời chiến tranh Việt Nam - Ảnh chụp màn hình báo Corvallis Gazette-Times

Là một sĩ quan về vũ khí hạt nhân, Hays có quyền truy cập thông tin mật về các rủi ro liên quan đến kho vũ khí của Mỹ. Và trong khi ông biết có một số sự cố báo động có thể dễ dàng trở thành thảm họa, Mỹ và Liên Xô chưa bao giờ gần bên bờ vực cuộc chiến hạt nhân như thời điểm khủng hoảng tên lửa ở Cuba vào tháng 10.1962: "Cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba đã gây khá nhiều sợ hãi cho tất cả mọi người".

Cả hai bên đã lùi bước sau đó, lắp đặt một đường dây nóng giữa Washington và Moscow nhằm ngăn ngừa việc sử dụng vô tình hay vội vàng vũ khí hạt nhân.

Trong thời gian phục vụ trong Hải quân Mỹ, Hays chưa bao giờ nhận được lệnh chuẩn bị sẵn sàng phóng một đầu đạn hạt nhân. Thay vào đó, ông dành nhiều thời gian để đảm bảo các đầu đạn hạt nhân được lưu trữ đúng cách, xử lý một cách chính xác và bảo mật. "Công việc của tôi là phải đảm bảo đầu đạn không nổ tung, và tôi đã thành công", ông nói.

Nhưng điều đó không có nghĩa là ông không có khả năng thực hiện việc bấm nút khai hỏa vũ khí hạt nhân. "Khi bạn ở vị trí đó, bạn phải tự hỏi mình sẽ làm gì nếu nhận được lệnh bắn một trong những đầu đạn hạt nhân? Tôi có lẽ sẽ làm theo lệnh", ông Hays nhớ lại.

"Tôi nói là có thể. Còn với bạn thì sao? Bạn không bao giờ biết cho đến khi chuyện đó xảy ra", ông Hays kết luận.


Tên lửa Talor bắn đi từ một tuần dương hạm Mỹ. Loại tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân này cũng được trang bị cho tàu USS Oklahoma City trong cuộc chiến Việt Nam - Ảnh: Hải quân Mỹ


Cựu binh Hays mô tả nút bấm ông phụ trách để phóng tên lửa Talos mang đầu đạn hạt nhân khi phục vụ trong hải quân Mỹ - Ảnh chụp màn hình báo Corvallis Gazette-Times


Tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển USS Oklahoma City của Hạm đội 7 Mỹ đầu những năm 1960. Đây là tàu chiến có từ thời Thế chiến II, sau đó được cải tạo để mang tên lửa điều khiển mang đầu đạn hạt nhân - Ảnh: Hải quân Mỹ


Pháo hạm trên tuần dương hạm USS Oklahoma City trong một lần khai hỏa vào đầu năm 1970 ở vùng biển Việt Nam - Ảnh: Wikipedia


Đẩy trực thăng trên tàu USS Oklahoma City xuống biển để có chỗ cho trực thăng khác đáp xuống trong cuộc di tản của người Mỹ khỏi miền nam Việt Nam ngày 30.4.1975 - Ảnh: Hải quân Mỹ

Anh Sơn

>> Hai tiêm kích F-18 của Mỹ đáp xuống Đài Loan vì trục trặc kỹ thuật
>> Mỹ đã có tên lửa hủy diệt máy tính, thiết bị điện tử
>> Eurasiareview: Mỹ tăng cường quan hệ với Việt Nam nhiều hơn Indonesia
>> Máy bay P-8 Mỹ theo dõi tàu chiến, tàu ngầm Trung Quốc ở Biển Đông
>> Tàu ngầm tấn công mới của Mỹ mang đến 40 tên lửa Tomahawk
>> Báo Trung Quốc nóng mặt nói Mỹ là kẻ xúi bậy ở Biển Đông
>> Giải mật sổ tay hướng dẫn phi công Mỹ đánh cắp máy bay MiG
>> Hải quân Mỹ đề nghị hỗ trợ ASEAN tuần tra chung ở Biển Đông
>> Mỹ bố trí 29 tàu chiến giám sát Trung Quốc ở Biển Đông ?
>> Những bí ẩn không lời giải của Mỹ từ cuộc chiến tranh Việt Nam
>> Hồ sơ: Vì sao UAV Mỹ bị Bắc Việt Nam bắn hạ như sung ?

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.