Hại nhân nhân hại, sự nào tại ta

29/12/2015 08:13 GMT+7

‘Thực phẩm bẩn đang đe dọa giống nòi!’. Nhận định này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang một lần nữa khẳng định thực tế hết sức đáng lo ngại về an toàn vệ sinh thực phẩm, chuyện đã được báo động cả chục năm nay.

‘Thực phẩm bẩn đang đe dọa giống nòi!’. Nhận định này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang một lần nữa khẳng định thực tế hết sức đáng lo ngại về an toàn vệ sinh thực phẩm, chuyện đã được báo động cả chục năm nay.

Một cửa hàng bán gia vị , trong đó hầu hết có xuất xứ Trung Quốc - Ảnh: Nguyên NgaMột cửa hàng bán gia vị , trong đó hầu hết có xuất xứ Trung Quốc - Ảnh: Nguyên Nga
Tôi xin mượn câu trên trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du làm title bài để nói về chuyện hôm nay. Thúy Kiều muốn mượn luật nhân quả để nói với những kẻ từng hãm hại mình rằng đó là luật trời, “nàng rằng lồng lộng trời cao”, gây ra điều ác thì thế nào cũng sẽ gặt kết quả tương xứng. Người xưa đã cảnh tỉnh vậy rồi, nhưng sao không ít kẻ hậu sinh vẫn cứ nhắm mắt bịt tai, làm ngơ làm càn, gieo rắc tai ương cho cộng đồng.
Tôi nêu vậy là để đề cập đến chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, nhưng ngay mới đây thôi, trong buổi tiếp xúc cử tri thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vẫn phải nặng lòng: “Thực phẩm bẩn đang đe dọa giống nòi!”.
Có cảm giác rằng người tiêu dùng xứ ta đã quen chịu đựng, đến mức trước những thông tin về tình trạng mất an toàn thực phẩm, họ chỉ nháo nhác lên một chút rồi thôi, rồi dửng dưng, kệ, không thèm nói nữa, không thèm quan tâm nữa.
Trong cuộc tồn tại của con người, trong cái thế giới nhân sinh này, có những vi phạm ở chừng mực nào đó chỉ ảnh hưởng đến người này người khác nhất định, gói ghém vào những phạm vi hẹp. Chẳng hạn, tin tặc thả vi rút lên mạng chỉ gây hại cho những ai sử dụng internet. Nhưng vấn đề an toàn thực phẩm thì khác, ai cũng phải ăn, nên kẻ gieo rắc chất độc hại vào thực phẩm, vào miếng ăn sẽ tác động xấu lên tất cả cộng đồng, chẳng chừa người nào. Và điều nguy hiểm hơn, tác hại của nó không chỉ ở thời hiện tại mà còn di hại, kéo dài cho đến nhiều thế hệ sau.
Có cảm giác rằng người tiêu dùng xứ ta đã quen chịu đựng, đến mức trước những thông tin về tình trạng mất an toàn thực phẩm, họ chỉ nháo nhác lên một chút rồi thôi, rồi dửng dưng, kệ, không thèm nói nữa, không thèm quan tâm nữa. Cứ như cơ thể được miễn nhiễm trước những độc hại tiềm ẩn trong thực phẩm rồi, và từ đó miễn nhiễm trước những ung nhọt, xấu xa, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức của đám người xấu trong xã hội. Những thờ ơ, lãnh đạm ấy cũng chính là tác nhân, gián tiếp đồng lõa với kẻ xấu khiến miếng ăn chúng ta trước khi đưa vào mồm càng thêm độc hại.
Cơ quan chức năng mới đây thu giữ hơn 4 tấn thịt heo thối rữa, nổi hạch của một chủ thu mua ở Bình Dương chuẩn bị đem đi tiêu thụ - Ảnh: Đỗ Trường

Càng gần đến những thời điểm “nóng” như dịp sát Tết Nguyên đán, tức là lúc sự tiêu dùng tăng đột biến, lượng mua bán cao gấp mấy lần bình thường, bọn đao phủ thủ về thực phẩm càng lộng hành, tác oai tác quái. Chúng bất chấp tất, kể cả pháp luật, đạo đức, lương tâm, chỉ cốt thu lợi cho nhiều.
Vài ngày gần đây, cơ quan chức năng, nhất là lực lượng quản lý thị trường trên cả nước, liên tục phanh phui những vụ vận chuyển, buôn bán, tàng trữ thực phẩm độc hại. Và thật kinh khủng, có những vụ khiến công chúng bàng hoàng, không thể tin nổi. Những vụ nội tạng – mỡ heo thối, chân gà quá đát, xúc xích pa tê bánh kẹo hết hạn, đường hóa học nấu chè… đã là quá ghê, tuy nhiên có thứ còn ghê gớm hơn nhiều. 
Hóa chất độc hại cứ ngấm dần vào cơ thể con người qua đủ mọi ngóc ngách, trong sự mất cảnh giác của người tiêu dùng, trong sự thờ ơ, bỏ bê trách nhiệm của cơ quan quản lý, và trong sự đắc thắng khốn nạn của những kẻ cố tình gieo rắc độc hại.
Vừa rồi, cơ quan chức năng ở TP.HCM phát hiện không ít cơ sở (buôn bán và sản xuất thực phẩm) tàng trữ, sử dụng các loại hóa chất tạo mùi thực phẩm, hầu hết xuất xứ từ Trung Quốc. Miếng ăn miếng uống, ai muốn khẩu vị gì cũng có. Mùi gà, mùi heo, mùi bò, mùi chanh, mùi cà phê… không thiếu thứ nào. Đó là những gói hóa chất được núp dưới cái tên bột gia vị, bột nêm, chỉ cần sử dụng lượng rất nhỏ là có thể đánh lừa được khứu giác, vị giác của khách hàng. Nồi nước phở dậy mùi bò kia, có ai dám chắc là hầm từ thịt bò, xương bò nguyên chất. Ly cà phê thơm nức kia, liệu có không sự tham gia của chất tạo mùi hỗ trợ cho đám bột bắp, bột đậu nành rang. Chả ai biết. 
Hóa chất độc hại cứ ngấm dần vào cơ thể con người qua đủ mọi ngóc ngách, trong sự mất cảnh giác của người tiêu dùng, trong sự thờ ơ, bỏ bê trách nhiệm của cơ quan quản lý, và trong sự đắc thắng khốn nạn của những kẻ cố tình gieo rắc độc hại.
Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác. Ấy, cổ nhân đã dạy vậy. Trong đời, có không ít trường hợp người ta làm sai, gây hậu quả nặng nề do vô tình, ngu dốt, do hoàn cảnh “đói ăn vụng, túng làm liều”… cần được thể tất, tha thứ, nhẹ tay. Nhưng với những kẻ hám tiền, hiểu cả, bất chấp tất cả, xem mạng người như cỏ rác thì có lẽ pháp luật, tòa án cần có sự “ưu tiên”. Đồng tiền mà chúng kiếm được bị trả bằng sức khỏe, sinh mạng của người khác, thậm chí bằng tương lai nòi giống, dân tộc, lẽ nào cứ để chúng mãi hoành hành. Có trừng trị kẻ bất nhân một cách nghiêm khắc, thì đó cũng là đúng luật nhân quả, kẻ gây ra tội thì trước hết bắt phải chịu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.