• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Hai mặt của gia đình hay góc nhìn mới về mối quan hệ gia đình

Kim Ngọc
thuydung12@gmail.com
18/03/2021 10:00 GMT+7

Cuộc sống gia đình giống như chiêu thức marketing mua hàng 1 tặng 1. Khi kết hôn, chúng ta không chỉ cưới một người mà còn được “tặng kèm” cuộc sống hôn nhân của cha mẹ mà cả hai đã chứng kiến cùng những tổn thương cả hai từng chịu đựng trong tuổi thơ ấu.

Bước vào hôn nhân mới, mỗi người đều mang theo hành trang là truyền thống, văn hóa gia đình của thế hệ trước, trong đó có cả những điều tốt và cả những hạt mầm sinh ra bất hạnh.

Trò chuyện với ta của thời thơ ấu

Trong cuốn sách Hai mặt của gia đình, Tiến sĩ tâm lý Trị liệu Gia đình Choi Kwanghuyn cho rằng gia đình là nơi ấm áp nhất, nơi yêu thương ta vô điều kiện nhưng cũng là nơi làm ta tổn thương nhiều nhất. Có phải chúng ta đôi lúc vẫn cảm thấy tức giận với vợ hay chồng không lý do, nổi giận với bọn trẻ trong vô thức? Đó là vì chúng ta sống lý trí hơn khi ở bên ngoài và sống bản năng, vô thức hơn khi ở nhà bên những người thân. Nếu những lý do ẩn sâu ảnh hưởng lên suy nghĩ, cảm xúc và hành động hiện tại của ta không được nhìn rõ, thì nơi ta sống sẽ mãi là nơi cho - nhận tổn thương.

Ngày nay, chúng ta dễ dàng chứng kiến những câu chuyện kiểu này: Người mẹ đang xếp hàng cùng con nhỏ. Vì chờ lâu nên đứa trẻ chán và bắt đầu mè nheo nghịch phá. Người mẹ đưa tay đánh đứa trẻ làm nó bật khóc. Khi mọi ánh mắt và sự quan tâm của mọi người đều dồn vào hai mẹ con thì người mẹ lớn tiếng quát mắng hay thậm chí đánh thêm để đứa trẻ thôi khóc. Ai cũng xót xa vì đứa trẻ bị đánh nhưng trong đám đông đó, chỉ một người sẽ lập tức mạo hiểm tính mạng để lao ra cứu đứa trẻ nếu nó gặp nguy hiểm. Tại sao người mẹ yêu con hết mực lại là người đánh con chẳng nương tay?

Trong thang máy, chúng ta gặp người mẹ bỏ mặc khi đứa con gái 2 tuổi ngã và còn ngăn cản khi người khác định nâng đứa bé dậy vì muốn con tự lập; người bố bắt con cởi trần chạy bộ trước giờ đi ngủ mỗi đêm vì muốn nuôi dạy con trai “theo kiểu phái mạnh”. Hay có câu chuyện mãi đến ngày nhập ngũ, người con trai mới kinh ngạc nhận ra bố yêu mình biết nhường nào – khi anh nhìn qua cửa kính thấy bố mắt nhòa lệ. Trong suốt hơn hai mươi năm, anh tin rằng bố chỉ yêu thương em gái. Hóa ra, bố - con người gia trưởng, nghiêm khắc, mạnh mẽ chưa bao giờ rơi nước mắt ấy chỉ là người không biết cách thể hiện tình cảm với con cái, đặc biệt là con trai. Bố xa cách, lạnh lùng với con trai chỉ vì suy nghĩ “muốn con thành người mạnh mẽ”.

Các nhà tâm lý học đưa ra lý giải rằng hầu hết những “vết thương lòng” sinh ra từ gia đình đều xuất phát từ ý đồ và động cơ tốt. Bạo hành, ngược đãi trong gia đình xảy ra không phải vì người ta cố tình làm hại con cái hay bạn đời. Phần lớn người gây ra tổn thương cho người thân, đẩy gia đình vào khủng hoảng và mâu thuẫn trong vô thức. Bởi vì họ cũng từng trải qua thời thơ ấu như vậy.

Tiến sĩ Choi Kwanghuyn nói rằng trong mỗi chúng ta có một đứa trẻ nội tâm bị tổn thương đang vô thức lặp lại bất hạnh của quá khứ. Chúng ta cần khám phá tuổi thơ của mình qua cuộc trò chuyện với đứa trẻ nội tâm bên trong ta –  để phần người lớn xoa dịu tổn thương cho phần trẻ thơ và đồng cảm với những cảm xúc mong muốn không thể thực hiện. Chấp nhận bản thân bị tổn thương và thừa nhận hình ảnh ấy là bước đầu trong hành trình thoát khỏi guồng quay giải quyết bất hạnh của quá khứ trong vô thức.

Bí quyết của gia đình hạnh phúc

Sau những câu chuyện và phân tích từ góc độ của tâm lý học, tác giả không quên đưa ra những bí mật của gia đình hạnh phúc bắt đầu từ yêu thương bản thân, tự lập, giao tiếp, giữ khoảng cách tình cảm với gia đình…

Để thoát khỏi hội chứng về nhà – tái hiện lại mối quan hệ gia đình bất hạnh thủa nhỏ, chúng ta phải giữ khoảng cách với gia đình lúc nhỏ và quan sát. Hãy dũng cảm đối diện với cảm xúc đã qua ở nơi đó. Để xây dựng một gia đình lành mạnh sau hôn nhân, cả hai vợ chồng nhất định phải độc lập và li khai về mặt tình cảm với bố mẹ. Thay đổi gia đình không thể bắt đầu bằng việc đổ lỗi hay quy trách nhiệm. Cần thay đổi môi trường gia đình, cải thiện bản chất gia đình và quan trọng nhất là thay đổi cách thức giao tiếp cùng quan hệ đã ăn sâu cắm rễ. Tình yêu được truyền đi qua những cuộc trò chuyện và những cái ôm. Khi lắng nghe hãy dừng việc đang làm và nhìn vào mắt trẻ, giao tiếp chân thành với cảm xúc của bản thân và luôn nói sự thật. Đừng “tiết kiệm” những cái ôm, những cử chỉ quan tâm chăm sóc. Chính những ký ức vui vẻ hạnh phúc trong tuổi thơ cùng tình yêu thương ấm áp của cha mẹ là sức mạnh giúp chúng ta chiến thắng những nỗi buồn và sợ hãi phải trải qua trong cuộc đời và cũng là nguồn gốc hình thành tình yêu bản thân. Đến khi trẻ đã đủ lớn, hãy hỗ trợ và để chúng được tách ra tự lập. Các thành viên càng tự lập, gia đình càng hạnh phúc.

“Tình yêu bố mẹ dành cho con cái phải là tình yêu không mong được đáp trả, là tình yêu không kỳ vọng. Bố mẹ yêu thương con vô điều kiện và rồi khi làm cha mẹ chúng lại yêu thương con cái mình như thế. Sự săn sóc chia sẻ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như là nguyên lý cơ bản khiến cuộc sống có sự liền mạch”, Choi Kwanghyun nhấn mạnh. “Gia đình là nơi càng cố gắng bao nhiêu càng hạnh phúc bấy nhiêu. Chúng ta cần cố gắng để biến ngôi nhà thành một tổ ấm, nơi các thành viên cảm thấy bình yên và thuộc về”.
Choi Kwanghuyn học tiến sĩ và hành nghề Trị liệu Gia đình tại Đức, sau đó trở về Hàn Quốc làm việc trong vai trò là Trưởng khoa Tham vấn Gia đình tại Viện Cao học Tham vấn, trường đại học Hansei; đồng thời là Viện trưởng Viện nghiên cứu Trị liệu Gia đình và Sang chấn.
Cuốn sách tâm lý học thường thức Hai mặt của gia đình phù hợp với cả những người chưa học qua về tâm lý học. Người đọc có thể tự mình soi chiếu quá khứ và chữa lành tổn thương cho đứa trẻ nội tâm của mình. Khi chúng ta hiểu, chấp nhận và yêu thương bản thân; nhận ra “vòng lặp” vô thức của bất hạnh gia đình, chúng ta sẽ nỗ lực hơn để vun đắp cho tổ ấm bằng tâm thế mới.

 

Ảnh: Freepik                                                                          

Top
Top