Hai mảnh vỡ ở Mozambique ‘hầu như chắc chắn’ của máy bay MH370

20/04/2016 11:09 GMT+7

Các nhà điều tra Úc xác định 2 mảnh vỡ vừa được tìm thấy ở Ấn Độ Dương “hầu như chắc chắn” là của chiếc máy bay MH370 biến mất không để lại dấu vết cách đây 2 năm, mang theo 239 người.

Các nhà điều tra Úc xác định 2 mảnh vỡ vừa được tìm thấy ở Ấn Độ Dương “hầu như chắc chắn” là của chiếc máy bay MH370 biến mất không để lại dấu vết cách đây 2 năm, mang theo 239 người.

Số hiệu trên cánh máy bay trùng khớp với font chữ Hàng không Malaysia đã dùng - Ảnh: ATSBSố hiệu trên cánh máy bay trùng khớp với font chữ Hàng không Malaysia đã dùng - Ảnh: ATSB
Cả 2 mảnh vỡ kể trên đều được phát hiện trên bãi biển Mozambique, cách nhau chừng 200 km. Địa điểm này cách nơi nghi máy bay MH370 rơi (ngoài khơi Úc) hàng ngàn km. Tuy nhiên, các nhà điều tra cho rằng sóng biển có thể mang mảnh vỡ máy bay đi xa đến thế sau 2 năm. Mảnh vỡ thứ nhất - một phần cánh phải máy bay- được phát hiện hôm 27.12.2015. Mảnh còn lại là một phần cánh đuôi máy bay được phát hiện hôm 27.2 vừa qua. Cả 2 sau đó đều được gửi tới Cục an toàn giao thông Úc (ATSB) để giám định.
Nay các nhà điều tra của ATSB cho biết các mảnh vỡ đó không những trùng với Boeing 777 – loại của chiếc máy bay đã mất tích cách đây 2 năm - mà còn khớp hoàn toàn với chiếc của Malaysia Airlines đã mất tích.
Chẳng hạn màu và kiểu chữ in trên mảnh vỡ ở cánh trùng hoàn toàn với loại đã được Malaysia Airlines sử dụng khi bảo dưỡng, vốn có khác biệt đôi chút với màu và chữ ban đầu do hãng Boeing sử dụng.
Báo USA Today ngày 19.4 dẫn thông tin từ các nhà điều tra cho biết chữ “NO STEP” trên mảnh vỡ ở đuôi máy bay có kiểu chữ hẹp hơn so với kiểu chữ ban đầu của Boeing, cũng trùng khớp với kiểu chữ Malaysia Airlines đã dùng trên chiếc máy bay mất tích.
Chữ NO STEP trên mảnh vỡ (dưới cùng) có font chữ hẹp hơn chữ ban đầu do Boeing in (trên cùng), khớp hoàn toàn với kiểu chữ mà MA đã dùng (giữa) - Ảnh: ATSB, Boeing
Thêm vào đó, một loại chốt đơn phát hiện trên mảnh vỡ cũng được dùng trên chiếc MH370 trong khi loại chốt này hiện không còn được Boeing dùng nữa.
Phát hiện của các nhà điều tra cho thấy việc tìm kiếm đang được thực hiện ở đúng chỗ. Nhưng đúng chỗ giữa Ấn Độ Dương mênh mông vẫn rất… mênh mông. Úc, Malaysia và Trung Quốc đã phối hợp tìm kiếm trên một diện tích đáy đại dương rộng đến 160.500 km2. Dự kiến các đội tìm kiếm sẽ tiếp tục “đào xới” thêm khoảng 31.000 km2 dưới đáy biển nữa tới giữa năm nay. Nếu đến thời điểm đó mà vẫn không tìm thấy “tăm hơi” chiếc máy bay, công tác tìm kiếm sẽ chấm dứt.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.