Hà Nội chi hơn 8,5 tỉ sơn kẻ vạch, tổ chức giao thông tuyến buýt nhanh BRT

22/12/2023 14:47 GMT+7

Để đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc, Sở GTVT Hà Nội đang đầu tư hơn 8,5 tỉ đồng để sơn kẻ vạch, điều chỉnh biển báo và tổ chức giao thông cho đoạn đường có tuyến buýt nhanh BRT đi qua.

Trao đổi với Thanh Niên ngày 22.12, một lãnh đạo Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông (Sở GTVT Hà Nội) xác nhận đơn vị đang tiến hành bổ sung, điều chỉnh biển báo phân làn đường trên tuyến buýt nhanh BRT phù hợp theo quy chuẩn QCVN41:2019/BGTVT. 

Bên cạnh đó, đơn vị còn tiến hành thay thế đinh phản quang hư hỏng trên tuyến đường; bố trí biển báo, cột cần vươn, thay thế biển báo không phù hợp theo quy chuẩn…

Hà Nội chi hơn 8,5 tỉ sơn kẻ vạch, tổ chức giao thông tuyến buýt nhanh BRT- Ảnh 1.

Sở GTVT Hà Nội đang đầu tư hơn 8,5 tỉ đồng để sơn kẻ vạch, điều chỉnh biển báo và tổ chức giao thông cho đoạn đường có tuyến buýt nhanh BRT đi qua

NGUYỄN TRƯỜNG

"Tổng mức đầu tư vào các hạng mục là hơn 8,5 tỉ đồng. Từ giờ đến 25.12 thì xong các hạng mục chính và hoàn thành toàn bộ các hạng mục còn lại vào ngày 30.12", vị lãnh đạo này cho biết thêm.

Tuyến buýt nhanh BRT số 01 Kim Mã - Hà Đông được Hà Nội đưa vào sử dụng tháng 12.2016 với tổng mức đầu tư trên 55 triệu USD (khoảng 1.100 tỉ đồng).

Tuyến có chiều dài hơn 14 km, sử dụng 55 xe buýt loại 80 chỗ với giá hơn 5 tỉ đồng/xe. Tuyến buýt nhanh BRT số 01 hoạt động với lộ trình bến xe Yên Nghĩa - Quang Trung - Lê Trọng Tấn - Nguyễn Thanh Bình - Tố Hữu - Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ - bến xe Kim Mã.

Dự án được thực hiện bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới với mục tiêu cải thiện tình trạng ùn tắc, ô nhiễm; làm nền tảng phát triển hạ tầng giao thông công cộng; thúc đẩy người dân chuyển từ xe cá nhân sang phương tiện công cộng. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, tuy được đầu tư với kinh phí đắt đỏ nhưng sau nhiều năm vận hành, tuyến buýt nhanh BRT chưa đáp ứng được kỳ vọng ở cả 3 tiêu chí nêu trên. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, tuyến buýt này đang gây bất cập, lãng phí hạ tầng giao thông khi buýt chuyên chở được ít nhưng chiếm nhiều diện tích đường.

UBND TP.Hà Nội thì cho rằng, xe buýt nhanh BRT có ưu điểm giảm ùn tắc giao thông cá nhân ra vào nội đô, giảm chi phí đi lại cho hành khách, chất lượng phục vụ tốt. Bên cạnh đó, tuyến xe này đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực có tuyến đi qua.

Dưới đây là một số hình ảnh về hiện trạng tuyến buýt nhanh BRT được chụp vào ngày 22.12:

Hà Nội chi hơn 8,5 tỉ sơn kẻ vạch, tổ chức giao thông tuyến buýt nhanh BRT- Ảnh 2.
Hà Nội chi hơn 8,5 tỉ sơn kẻ vạch, tổ chức giao thông tuyến buýt nhanh BRT- Ảnh 3.

Hệ thống biển báo cũ đã được tháo dỡ, thay vào đó là biển báo theo quy chuẩn QCVN41:2019/BGTVT

NGUYỄN TRƯỜNG

Hà Nội chi hơn 8,5 tỉ sơn kẻ vạch, tổ chức giao thông tuyến buýt nhanh BRT- Ảnh 4.

Dù được phân làn riêng biệt nhưng tình trạng lấn làn tuyến buýt nhanh BRT vẫn thường xuyên xảy ra

NGUYỄN TRƯỜNG

Hà Nội chi hơn 8,5 tỉ sơn kẻ vạch, tổ chức giao thông tuyến buýt nhanh BRT- Ảnh 5.

Dải phân cách cố định trên đường Giảng Võ đang dần được thay thế bằng dải phân cách mới

NGUYỄN TRƯỜNG

Hà Nội chi hơn 8,5 tỉ sơn kẻ vạch, tổ chức giao thông tuyến buýt nhanh BRT- Ảnh 6.

Theo ghi nhận, dải phân cách mới được làm từ vật liệu bằng nhựa, có dán phản quang

NGUYỄN TRƯỜNG

Hà Nội chi hơn 8,5 tỉ sơn kẻ vạch, tổ chức giao thông tuyến buýt nhanh BRT- Ảnh 7.
Hà Nội chi hơn 8,5 tỉ sơn kẻ vạch, tổ chức giao thông tuyến buýt nhanh BRT- Ảnh 8.

Hiện trạng hàng đinh phản quang trên tuyến đường Láng Hạ, nơi có tuyến buýt nhanh BRT di chuyển qua

NGUYỄN TRƯỜNG

Xem nhanh 20h: Thời sự toàn cảnh ngày 22.12


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.