Góc ký họa: Cầu Long Biên

27/08/2023 08:15 GMT+7

Trải qua 3 thế kỷ, cầu Long Biên 121 năm tuổi là một phần ký ức không thể quên của nhiều thế hệ.

Cuối thế kỷ 19, khi toàn quyền Đông Dương Paul Doumer muốn xây dựng một cây cầu lớn bắc qua sông Hồng, rất nhiều người cho rằng đó là một ý tưởng điên rồ. Dù vậy, cuộc đấu thầu xây dựng cầu vẫn diễn ra năm 1897 với sự tham gia của 6 công ty lớn của Pháp.

Góc ký họa: Cầu Long Biên   - Ảnh 1.

Ký họa của KTS Nguyễn Khánh Vũ

Góc ký họa: Cầu Long Biên - Ảnh 2.

Ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo

KTS cung cấp

Cầu Long Biên hoàn thành năm 1902 do Công ty Daydé & Pillé xây dựng. Đây là cây cầu thép dài thứ hai trên thế giới lúc bấy giờ (dài nhất là cầu Brooklyn ở bang New York, Mỹ). Mới đầu, cầu lấy tên Paul Doumer (tên của toàn quyền Đông Dương) nhưng người dân vẫn gọi là cầu Sông Cái.

Góc ký họa: Cầu Long Biên - Ảnh 3.

Ký họa của KTS Phùng Thế Huy

Góc ký họa: Cầu Long Biên - Ảnh 4.

Ký họa của KTS Phùng Thế Huy

KTS cung cấp

Góc ký họa: Cầu Long Biên - Ảnh 5.

Ký họa của Bùi Quân - Sinh viên ĐH Kiến trúc Hà Nội

Họa sĩ cung cấp

Được ví như "tháp Eiffel nằm ngang" nối đôi bờ sông Hồng, cầu gồm 19 nhịp, dài gần 2.300 m, rộng gần 31 m, 3 làn đường (ở giữa là đường sắt, hai bên là luồng xe, và ngoài cùng dành cho đi bộ), có đường bằng đá dài 900 m dẫn lên phía tây cầu.

Góc ký họa: Cầu Long Biên   - Ảnh 2.

Ký họa của KTS Trần Xuân Hồng

KTS cung cấp

Góc ký họa: Cầu Long Biên - Ảnh 7.

Ký họa của Nguyễn Thu Nga

Họa sĩ cung cấp

Năm 1945, cầu được đổi tên thành Long Biên. Từ năm 1965 - 1972, cầu Long Biên bị không quân Mỹ ném bom nhiều lần, phá hỏng phần lớn cầu. Đoạn bị phá hủy được xây dựng lại có hình dáng như ngày nay.

Góc ký họa: Cầu Long Biên - Ảnh 8.

Ký họa của Phạm Ngọc Huy - sinh viên ĐH Kiến trúc Đà Nẵng

Họa sĩ cung cấp

Góc ký họa: Cầu Long Biên - Ảnh 9.

Ký họa của KTS Phan Đình Trung

KTS cung cấp

Cầu Long Biên là một trong ba tuyến đường sắt huyết mạch (Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai). Qua nhiều lần sửa chữa, hiện tại cầu xuống cấp trầm trọng. Dù vậy, đây vẫn là nơi tập trung giới trẻ chụp hình check in, là điểm đến không thể thiếu của khách du lịch muốn tìm về một chứng tích của Hà Nội xưa.

Góc ký họa: Cầu Long Biên - Ảnh 10.

Ký họa của Dương Khang - sinh viên ĐH Xây dựng Hà Nội

Họa sĩ cung cấp

Góc ký họa: Cầu Long Biên - Ảnh 11.

Ký họa của KTS Đặng Phước Tuệ

KTS cung cấp

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.