‘Chuyện lên mạng’ - Nơi những ‘cạm bẫy’ online được phơi bày

12/11/2020 14:00 GMT+7

Mất tài khoản, mất tiền, thậm chí xém cả… 'mất mạng' là những câu chuyện được cộng đồng chia sẻ trong suốt thời gian chiến dịch 'Chuyện lên mạng' của Cốc Cốc được phát động.

Dù được cảnh báo rất nhiều trên các trang báo điện tử thì những tai nạn hay tình huống dở khóc dở cười vẫn diễn ra hằng ngày với thủ đoạn càng lúc càng biến tướng và tinh vi. Đa phần nạn nhân khi rơi vào tình cảnh bị lừa nếu không quá nghiêm trọng thường có xu hướng cho qua. Nhiều trường hợp cố “bóc phốt” thì chỉ một thời gian ngắn, cộng đồng mạng cũng nhanh chóng quên ngay, vì quy mô nhỏ và bởi những câu chuyện hằng ngày khác xuất hiện thế chỗ dần cho nhau.
Phải chăng, chúng ta cần một điều gì đó thiết thực hơn thế, chẳng hạn một không gian an toàn, một “chiếc hộp” mở để mọi người thoải mái tố tụng, đọc những câu chuyện của người khác từ đó rút ra kinh nghiệm cho chính mình?

Một không gian online tha hồ “bóc phốt” chuyện lừa đảo

“Chuyện trên mạng” là chiến dịch đặc biệt của Cốc Cốc nhằm khích lệ cộng đồng mạng cũng như những người từng là nạn nhân lừa đảo lên tiếng chia sẻ câu chuyện của mình. Từ đó, chiến dịch góp phần nâng cao nhận thức và đúc kết thành những bài học bổ ích. Tính đến thời điểm hiện tại, Chuyện lên mạng thu hút gần 300.000 lượt truy cập với hơn 200 câu chuyện về các tình huống lừa đảo muôn hình vạn trạng.
Đơn giản mà phổ biến nhất là câu chuyện bị mất tài khoản Facebook. Với một người dùng Facebook lâu năm mà nói, tài khoản là giá trị tinh thần vô cùng quý giá. Từ những câu chuyện tán gẫu với bạn bè, những bức ảnh kỷ niệm tới những dòng trạng thái (status) hồi còn trẻ… Thế mà một ngày, tài khoản Facebook biến mất, lại bị chính những hacker quay lại đòi tiền.
Nghiêm trọng hơn, nhiều kẻ giả mạo dùng chính tài khoản đánh cắp để đi vay mượn khắp nơi. Từ những câu chuyện có thật, những bài học kinh nghiệm được rút ra để bảo vệ tài khoản online của bản thân, như “đừng bấm vào link lạ”, “đừng tham gia minigame bừa bãi” và quan trọng nhất, “đừng dùng facebook đăng nhập lung tung”.
Không chỉ mất tài khoản, mất tiền, nhiều trường hợp thậm chí rơi vào “bẫy tình” của những kẻ lừa đảo để rồi chịu lấy nhiều tổn thương. Các đối tượng thường nhắm tới những người phụ nữ thành đạt cô đơn hoặc đã có tuổi.
Chỉ với một profile đẹp, một cái tên kêu và cách nói chuyện ngọt ngào, những kẻ lừa đảo đi lang thang khắp các trang mạng xã hội để tìm kiếm và tạo thiện cảm với con mồi. Một người tham gia với nickname Trần Công M. đã chia sẻ câu chuyện từ chính người dì hàng xóm của mình - một trong số những nạn nhân của việc bị “lừa tình” qua mạng.
Sau khi thành công lấy lòng tin và vẽ ra một tương lai tươi sáng, kẻ lừa đảo ngỏ ý muốn gửi cho người phụ nữ này một món quà có giá trị. Nhưng để nhận được thì phải ứng trước một khoản tiền để đóng lệ phí nhận hàng. Tiền dù đã gửi nhưng lại chẳng có kiện hàng nào được gửi về, người tình sau đó cũng biến mất trên mọi mặt trận.
Không hề cá biệt, nhiều người phụ nữ cũng gặp phải tình cảnh tương tự. Nhiều phi vụ lừa đảo thậm chí vượt quá phạm vi không gian mạng khi vị trí và thông tin cá nhân của người bị hại được khai thác để lợi dụng.
Thế giới ảo không hoàn toàn vô hại mà đầy rẫy những cạm bẫy. “Chuyện lên mạng” đã và đang trở thành không gian online giúp những người không may trở thành nạn nhân có cơ hội cất lên tiếng nói, góp phần bảo vệ bản thân và những người xung quanh trong hành trình “chu du” thế giới mạng. Hãy truy cập vào https://chuyenlenmang.vn/ và chia sẻ câu chuyện của mình tới mọi người xung quanh để góp phần xây dựng một thế giới mạng an toàn!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.