Tạo mọi điều kiện cho thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc đề án

Lê Thanh
Lê Thanh
15/11/2018 20:16 GMT+7

Ngày 15.11, tại TP.HCM, Bộ Nội vụ tổ chức hội thảo 'Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên' cho các tỉnh, thành khu vực phía Nam.

Hội thảo dưới sự chủ trì của ông Vũ Đăng Minh (Chánh văn phòng Bộ Nội vụ), nguyên Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên Bộ Nội vụ.
Hội thảo nhằm đánh giá kết quả thực hiện chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên; kiến nghị, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với hoạt động tình nguyện.
Đóng góp ý kiến tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Bằng, Phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bến Tre, đề xuất: “Bộ Nội vụ cần có hướng dẫn quy trình và chế độ chính sách ưu tiên cho phép địa phương được bố trí Đội viên vào vị trí chức danh công chức cấp xã đang khuyết tại một số địa phương có nhu cầu tuyển dụng công chức phù hợp với trình độ chuyên môn của Đội viên đảm bảo đến khi kết thúc Đề án 500 (Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020)...".
Để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với trí thức trẻ tình nguyện, ông Lê Hữu Hiền, Trưởng phòng Xây dựng chính quyền và công tác thanh niên (Sở Nội vụ tỉnh Trà Vinh) kiến nghị: “Bộ Nội vụ sớm có kế hoạch cụ thể sắp xếp, bố trí số trí thức trẻ sau khi Đề án 500 kết thúc vào năm 2020. Đây là động lực quan trọng, giúp các trí thức trẻ an tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ và phấn đấu hết sức mình”.
Ông Nguyễn Văn Bằng, Phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bến Tre nêu ý kiến tại hội thảo (Ảnh: Lê Thanh)

Theo ông Vũ Đăng Minh, chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên sau khi kết thúc chương trình đề án, dự án theo Quyết định số 57/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 16.11.2015, trong đó có những quyền lợi như: ưu tiên được xét duyệt để hưởng chính sách về định cư, tái định cư ở các vùng kinh tế mới, làng thanh niên lập nghiệp, đảo thanh niên. Được cấp thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động tình nguyện xem xét, quy hoạch, đào tạo và bố trí sử dụng nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ và có nhu cầu cần tiếp tục ở lại địa phương công tác. Được xét tuyển khi tuyển sinh vào hệ đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học. Nếu trở về địa phương nơi xuất phát thì được cấp ủy, chính quyền tạo điều kiện ổn định cuộc sống...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.