Sau vụ dùng ảnh photoshop dự thi: Chủ nhân dự án Hộp lá chuối nói gì?

17/11/2020 07:00 GMT+7

Gần đây dư luận xôn xao tranh cãi câu chuyện chủ nhân dự án Hộp lá chuối dùng ảnh photoshop cho sản phẩm để tham gia cuộc thi khởi nghiệp .

Đầu tháng 11, những bạn trẻ yêu môi trường vô cùng thích thú và dành lời chúc cho dự án khởi nghiệp của cô gái trẻ tận dụng những bộ phận của cây chuối để làm nên hộp, đĩa, khay… thay thế cho các sản phẩm dùng một lần. Dự án đoạt giải nhất cuộc thi Khởi nghiệp nông nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2020 do Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức.

Kinh doanh liêm chính trong khởi nghiệp 

Nhìn nhận về câu chuyện của dự án Hộp lá chuối, ông Trương Thanh Hùng, Phó chủ tịch Hội đồng cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, nhận định: “Nếu bạn này thành thật nói rằng hình ảnh sử dụng chỉ là mô hình thiết kế mẫu cho những dòng sản phẩm sắp đến thì không sao. Nhưng nếu trong cuộc thi bạn nói đó đã là sản phẩm hàng hóa hoặc chỉ là sản phẩm MVP (sản phẩm khả dụng tối thiểu - như phản hồi của bạn trên Facebook cá nhân) thì bạn đã không chính trực vì ngay cả MVP vẫn là một sản phẩm chứ không phải là mô hình thiết kế”.
Theo ông Hùng, ở đây chỉ nên nói về khía cạnh liêm chính trong kinh doanh và liêm chính là làm đúng ngay cả khi không có ai xung quanh. “Trường hợp dự án khởi nghiệp Hộp lá chuối này cũng là một minh chứng, tất cả thành quả cố gắng của cả đội nhóm nỗ lực trong một thời gian dài đã tiêu tan chỉ vì một hành vi như vậy. Từ đây đặt ra yêu cầu cần phải cấp thiết lồng ghép nội dung về kinh doanh liêm chính vào các khóa huấn luyện khởi nghiệp”, ông Trương Thanh Hùng nói.

Tuy nhiên sau đó, cộng đồng mạng  lan truyền và xôn xao chuyện chủ nhân dự án này trước khi dự thi đã đăng lên mạng xã hội nhờ mọi người giúp photoshop hình ảnh sản phẩm để dự thi.
P.T.T (22 tuổi, sống tại TP.HCM) thẳng thắn bày tỏ: “Đội tham gia đã không liêm chính khi không đưa ra chính xác hình ảnh của sản phẩm. Họ mang 1 sản phẩm bình thường (vì có rất nhiều sản phẩm tương tự từ thân chuối, mo cau, lá bàng...) tạo cho nó một vẻ đẹp và giá trị khác hoàn toàn chỉ nhờ photoshop”.
Cùng quan điểm, T.T.H.L, sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, đặt vấn đề: “Tại sao lại nghĩ đến chuyện phải photoshop hình ảnh? Làm như thế là tự làm mình xấu đi trong mắt người khác. Cho dù có trường hợp là sản phẩm của bạn chỉ ở giai đoạn ý tưởng và cần hình ảnh để dự thi hay thế nào đi chăng nữa thì mình thấy cái cách bạn nói nhờ vả trên Facebook để photoshop rất khó để chấp nhận. Cuộc sống này, làm gì cũng cần sự thành thật”.

Diệu Linh

Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ đồng cảm và chia sẻ cùng với chủ nhân dự án Hộp lá chuối: “Mình thấy mọi người như đang quan trọng hóa vấn đề. Với mình thì hình ảnh dù photoshop để đi dự thi thì cũng không sao cả, miễn sao sản phẩm bạn đó cung cấp ra thị trường là sản phẩm đúng chất lượng và bảo vệ được môi trường như tiêu chí mà dự án đang hướng đến”, T.B.H, sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, bày tỏ.

Hình ảnh photoshop sản phẩm chủ nhân dự án Hộp lá chuối dùng trong slide thuyết trình

“Không vi phạm quy chế của cuộc thi”

Trước những lùm xùm và nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận, Nguyễn Diệu Linh, chủ nhân dự án Hộp lá chuối, đã chọn cách im lặng.

Minh họa cho sản phẩm là phù hợp

Ông Nguyễn Tất Thắng, Trưởng ban Công tác chính trị và công tác sinh viên, Học viện Nông nghiệp VN, Trưởng ban tổ chức cuộc thi, khẳng định cuộc thi này là cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp và chỉ tập trung chính vào ý tưởng. Nên việc dự án Hộp lá chuối dùng hình ảnh để minh họa cho sản phẩm là hoàn toàn phù hợp với quy chế của cuộc thi.
“Chúng ta biết là trong hoạt động khởi nghiệp thì một trong những điều quan trọng là làm thế nào để mọi người có được những ý tưởng khởi nghiệp mang tính sáng tạo, đột phá và có ý nghĩa, có giá trị. Hình ảnh minh họa càng tốt chứ sao, người ta có ý tưởng mà minh họa được ý tưởng đó thì càng tốt, và việc bạn không có năng lực để minh họa và nhờ người khác để hỗ trợ mình cũng tốt do mỗi người chỉ có một thế mạnh. Miễn ý tưởng đó mà mô phỏng càng sát với thực tế hoặc càng có tính ứng dụng để sau này vận hành vào thực tiễn thì càng tốt”, ông Thắng nhìn nhận.
Chia sẻ với người viết, Diệu Linh bày tỏ: “Khi mọi người đọc được thông tin trên mạng thì đó chỉ là thông tin một chiều và mình không trách mọi người. Lúc đầu chỉ ở quy mô cộng đồng mạng nên mình quyết định im lặng vì tranh luận vào thời điểm đang cao trào sẽ thành tranh cãi và có những điều tiếng không nên”.
Thế nhưng, nay Diệu Linh quyết định giãi bày vì mọi chuyện đã đi quá xa và cũng sợ ảnh hưởng nhiều đến lòng tin của mọi người sau này dành cho sản phẩm của mình.
Về việc dùng hình ảnh photoshop để dự thi, Linh cho rằng hoàn toàn hợp lệ với quy chế của cuộc thi: “Cuộc thi này chấp nhận cho dự án dự thi ở 3 giai đoạn: Giai đoạn ý tưởng, giai đoạn đang triển khai và có sản phẩm. Khi mình đăng ký cuộc thi, dự án của mình là ở giai đoạn đã thực hiện, tức là đã bắt đầu dự án rồi và đã có mẫu đĩa từ lá chuối. Mình cũng có trình bày rõ lộ trình phát triển của sản phẩm là đến cuối tháng 12 năm nay nên hiện nay vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu chế tạo máy và hoàn thiện các mẫu mã. Vì vậy việc mình sử dụng hình ảnh photoshop để minh họa cho sản phẩm trong tương lai là không vi phạm quy chế của cuộc thi”.
Chủ nhân dự án khởi nghiệp Hộp lá chuối nói gì ?

Công văn giải trình của Diệu Linh gửi ban tổ chức sau vụ bị tố dùng hình photoshop

Linh cũng cho biết thêm trong slide thuyết trình về sản phẩm, hình ảnh photoshop Linh chỉ sử dụng ở phần giải quyết vấn đề và có trình bày rõ là hiện nay dự án đang nghiên cứu và sắp hoàn thiện sản phẩm nên hình ảnh minh họa này là để mọi người dễ hình dung hơn. Còn trong slide thuyết trình vẫn có hình ảnh thật của mẫu đĩa sản phẩm.
Chia sẻ thêm về thông tin tại sao chưa có sản phẩm mà vẫn đăng lên bán hàng như một sản phẩm thương mại thực sự, Diệu Linh cho biết bài viết đăng tải ngày 29.10.2020 trên fanpage của dự án Hộp lá chuối, trong khuôn khổ một chương trình đào tạo cho thanh niên khởi nghiệp tạo tác động xã hội. Có một bài tập nghiên cứu thị trường để đo lường phản ứng của khách hàng với sản phẩm này, với mức giá tính toán đã đưa ra. Đồng thời khảo sát xem mọi người có sẵn sàng chi trả cao hơn 1.000 - 2.000 đồng so với hộp xốp không? Đây cũng là một slide dự thi để chứng minh dự án có tiềm năng về kinh tế khi triển khai.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.