Sáng tạo vì cộng đồng

09/02/2016 04:10 GMT+7

Dù ở bất cứ cương vị nào, sống ở đâu, người Việt trẻ vẫn thể hiện sức sáng tạo dồi dào. Đáng quý ở chỗ những sản phẩm tạo ra đều xuất phát từ lợi ích cộng đồng hay vì những người có hoàn cảnh khó khăn.

Dù ở bất cứ cương vị nào, sống ở đâu, người Việt trẻ vẫn thể hiện sức sáng tạo dồi dào. Đáng quý ở chỗ những sản phẩm tạo ra đều xuất phát từ lợi ích cộng đồng hay vì những người có hoàn cảnh khó khăn.

Người khiếm thị thuận lợi hơn với găng tay hỗ trợ di chuyển - Ảnh: Quốc VũNgười khiếm thị thuận lợi hơn với găng tay hỗ trợ di chuyển - Ảnh: Quốc Vũ
Không còn sợ ngã
“Tự tin bước về phía trước” là thông điệp gửi đến người khiếm thị của nhóm học sinh làm ra sản phẩm găng tay hỗ trợ di chuyển dùng cảm biến sóng âm.
Dự án nghiên cứu này đoạt giải nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia 2015 do Bộ GD-ĐT phối hợp cùng T.Ư Đoàn tổ chức. Tác giả của dự án là Lâm Vũ Hoàng và Trần Quốc Cơ, học sinh lớp 12 chuyên toán Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM).
Quốc Cơ chịu trách nhiệm phần thuật toán, Vũ Hoàng chuẩn bị tài liệu, thuyết minh và cùng thực hiện chế tạo sản phẩm dựa vào nguyên lý hoạt động của con dơi. Dù thị lực kém nhưng dơi vẫn có thể di chuyển trong bóng đêm bằng đôi tai siêu thính và sóng siêu âm phát ra từ miệng để định vị vật cản. Áp dụng những kiến thức cơ bản về điện tử, sóng âm, lập trình C++, Cơ và Hoàng làm đến bản thứ tư với sản phẩm có kích thước bằng gói thuốc lá gắn vào găng tay.
Quốc Cơ chia sẻ: “Đeo găng tay vào, người dùng chỉ cần lia tay theo hình quạt, sóng âm phát ra, nếu gặp vật cản thì găng tay sẽ định vị rồi rung lên, qua đó giúp người khiếm thị dễ dàng phát hiện để tránh”. Còn Vũ Hoàng cho biết: “Găng tay phát hiện vật cản từ khoảng cách 4 m ở 3 tầm hoạt động. Càng đến gần độ rung của găng tay càng mạnh báo động có vật cản ở thân và dưới chân, còn còi sẽ hú để cảnh báo có vật cản phía trên đầu người sử dụng”.
Ứng dụng vào thực tế, Hoàng và Cơ vui sướng khi thấy một nhóm học sinh của Trường Nguyễn Đình Chiểu đeo găng tay và hào hứng cùng nhau chơi lò cò, mạnh dạn vào các phòng chức năng mà không chạm vào bất cứ đồ dùng nào.
Găng tay có giá thành chưa đến 300.000 đồng với những vật liệu đơn giản như cảm biến siêu âm, mạch Arduino Pro mini,
mô tơ rung, kèn buzzer, pin 9V, có thể tìm thấy ở mọi cửa hàng đồ điện. Hai bạn khẳng định đang tiếp tục nghiên cứu thay thế pin 9V hiện tại bằng pin sạc, cài đặt cơ chế cảnh báo khi qua đường… để sản phẩm ngày càng hoàn thiện. (Còn tiếp)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.