Phượt thủ cởi truồng ở Hà Giang: Quá phản cảm !

Phạm Hữu
Phạm Hữu
05/12/2019 08:32 GMT+7

Sau câu chuyện nhóm phượt thủ cởi truồng chụp ảnh ở Hà Giang được lan truyền trên mạng xã hội nhiều ý kiến cho rằng hành động này quá phản cảm.

Mới đây, trên trang cá nhân của mình, anh Giàng A Phớn (30 tuổi) có chia sẻ hình ảnh về một nhóm phượt thủ cởi truồng, chụp hình tại Hà Giang. Hai bức hình cho thấy có 9 người đàn ông (có người nước ngoài - lời anh Phớn) đứng tại một đoạn đèo, quay lưng lại phía người chụp và làm hành động cởi quần, khoe vòng 3. Sau khi hình ảnh được đăng tải nhận được rất nhiều bức xúc từ cư dân mạng.

Chỉ là trường hợp cá biệt

H.T - một travel blogger - cho rằng phong trào cởi truồng chụp ảnh khi đi phượt là một hành vi quá sức phản cảm không thể chấp nhận được. Hành vi này không mang lại ích lợi, ý nghĩa, thông điệp gì tích cực cho cộng đồng du lịch. Nhìn chung nó không phù hợp với văn hóa toàn thế giới và cả quy định về thuần phong mỹ tục của Việt Nam.  

 Một cá nhân sống trong mối tương quan của người khác chứ không phải sống một mình. Nếu nói đó là văn hóa phương Tây du nhập, suy nghĩ thoáng cũng không phải. Vì tôi đã từng làm việc với người phương Tây và họ hoàn toàn không thoải mái khi phô bày cơ thể nơi công cộng...

Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thúy

“Nếu pháp luật có hình thức xử phạt nghiêm với hành vi khỏa thân nơi công cộng, có thể sẽ ngăn chặn được những câu chuyện tương tự có thể xảy ra”, T. chia sẻ.
Blogger H.T cho hay đã từng trao đổi với travel blogger của nhiều nước trên thế giới như: Nhật, Malaysia, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ…, đa phần họ rất văn minh. Tuy nhiên, vẫn có những thành phần cá biệt như trường hợp cởi truồng ở Hà Giang.  

Văn hóa phương Tây không cổ vũ cởi truồng

Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thúy - giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia, phân viện tại TP.HCM - nêu quan điểm cá nhân phản đối việc cởi truồng khi đến những danh lam thắng cảnh như vậy. Dù nơi công cộng nào thì việc cởi truồng như vậy đều thể hiện mất lịch sự. Mình phải tôn trọng cơ thể mình và mình phải tôn trọng người khác. Bởi vì cơ thể của mình có những vùng riêng tư mà nếu phơi bày ra cho người khác là một sự coi thường bản thân mình.

Anh Phớn bức xúc chia sẻ hình ảnh với nội dung: “Hà Giang đẹp, hùng vĩ nguyên sơ chứ không nguyên thủy theo kiểu này”

Tôi đang dạy trẻ con về việc chống bị xâm hại và vùng riêng tư luôn phải được che kín. Tuy nhiên, những người lớn đó đang làm xấu cho trẻ con và trẻ con dễ bị tiêm nhiễm vô cùng.
Ngoài ra, họ còn xem thường mọi người xung quanh, cưỡng bức người khác phải nhìn vào những vùng riêng tư của mình, xúc phạm thẩm mỹ của người khác. Đó không phải là cái đẹp mà là sự dung tục.
Nếu việc cởi truồng ở những thắng cảnh, di tích lịch sử thì đó cũng là sự xúc phạm không gian sống của người khác, thiên nhiên, thắng cảnh nơi đó.
“Nếu được đề nghị tôi sẽ đề nghị phải phạt nặng hành vi như vậy. Vì cởi truồng ở những thắng cảnh không chỉ vi phạm thuần phong mỹ tục, mà còn coi thường bản thân, coi thường thiên nhiên. Điều đó là tiền lệ xấu vì sau sự kiện của Hiếu Orion thì giờ lại xuất hiện thêm việc này. Đôi khi những bạn trẻ khác cũng muốn nổi tiếng cho nên cũng muốn gây sốc và ý thức sai về quyền tự do cá nhân” .
Tiến sĩ Thúy nói thêm: “Một cá nhân sống trong mối tương quan của người khác chứ không phải sống một mình. Nếu nói đó là văn hóa phương Tây du nhập, suy nghĩ thoáng cũng không phải. Vì tôi đã từng làm việc với người phương Tây và họ hoàn toàn không thoải mái khi phô bày cơ thể nơi công cộng. Họ ôm hôn ngoài đường là vì văn hóa ôm hôn chào nhau nhưng không phải hôn dung tục tính dục. Nhìn chung lại văn hóa phương tây cũng không cổ vũ cởi truồng nơi công cộng để làm phiền người khác cả”.
Còn Giáo sư Trần Ngọc Thêm cho biết trên thế giới lâu nay việc cởi truồng (khỏa thân) tập thể không phải là hiện tượng hiếm gặp. Có hẳn một xu hướng gọi là “phản văn hóa” (anti-culture, counterculture), là một hình thức văn hóa nhóm, họ tập hợp nhau theo những triết lý riêng, giá trị và chuẩn mực riêng, thường là đối lập với các chuẩn mực văn hóa chính thống.
Khỏa thân là hình thức dễ thu hút sự chú ý nhất của dư luận. Ví dụ như cởi truồng đi xe đạp để truyền đi tuyên ngôn bảo vệ môi trường, hoặc khỏa thân tạo hình chữ PEACE kêu gọi hòa bình… Như vậy, khỏa thân chỉ là hình thức được người ta sử dụng để truyền tải những triết lý riêng
Riêng ở Việt Nam thì việc khỏa thân tập thể là hoàn toàn không phù hợp với những giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, giáo sư Thêm cho rằng chúng ta cũng không nên quá bảo thủ, khắt khe. 
Trong thời đại toàn cầu hóa, văn hóa không còn đóng khung ở một dân tộc, một quốc gia, mà đang giao lưu mạnh mẽ, văn hóa Việt Nam cũng sẽ dần dần thay đổi theo thời gian, do vậy không loại trừ khả năng đến một lúc nào đó, xã hội có thể không còn phản đối việc khỏa thân tập thể.
Song cần lưu ý rằng người Việt Nam có tính cộng đồng, dễ a dua theo đám đông mà làm những việc tùy hứng, không có suy nghĩ gì sâu xa. Người trẻ tuổi đôi khi còn thích tạo nên sự lập dị, khác người. Điều này về lâu dài không đem lại lợi ích gì cho cả cộng đồng lẫn bản thân, hiện tượng “Khá bảnh” vừa lắng xuống cách đây không lâu cần được xem là một bài học đắt giá.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.