Trăn trở với... lá vằng!

17/09/2015 11:08 GMT+7

Với niềm đam mê sáng tạo cùng tình yêu một loại lá từ lâu đã trở thành đặc sản của quê hương, nhóm 3 bạn học trò của trường THPT Cam Lộ (H.Cam Lộ, Quảng Trị) đã chế biến lá vằng thành một sản phẩm hoàn toàn khác biệt, trước nay chưa hề có. Đó là biến lá vằng thành... bột!

Với niềm đam mê sáng tạo cùng tình yêu một loại lá từ lâu đã trở thành đặc sản của quê hương, nhóm 3 bạn học trò của trường THPT Cam Lộ (H.Cam Lộ, Quảng Trị) đã chế biến lá vằng thành một sản phẩm hoàn toàn khác biệt, trước nay chưa hề có. Đó là biến lá vằng thành... bột!

Với niềm đam mê sáng tạo cùng tình yêu một loại lá từ lâu đã trở thành đặc sản của quê hương, nhóm 3 bạn học trò của trường THPT Cam Lộ (H.Cam Lộ, Quảng Trị) đã chế biến lá vằng thành một sản phẩm hoàn toàn khác biệt, trước nay chưa hề có. Đó là biến lá vằng thành... bột!

Hoan, Tuyết Sương, 2 trong số 3 thành viên của nhóm với ý tưởng chế biến bột matcha chè vằng
Hoan, Tuyết Sương, 2 trong số 3 thành viên của nhóm với ý tưởng chế biến bột matcha chè vằng - Ảnh: N.P - T.L
Nhóm học trò đó là các em Trần Đức Hoan, Nguyễn Minh Tuyết Sương (cùng học lớp 12 A) và Sử Trung Hiếu (học lớp 12B9). Ý tưởng và thí nghiệm của các em đã được các thầy cô và một số nhà chuyên môn đánh giá cao bởi đây là cách không tệ để giữ lại những tính chất vốn quý trong lá vằng, khác với cách nấu cao lá vằng phổ biến như hiện nay.
Các em kể lại rằng, qua tìm hiểu trên mạng, các em biết được tại Nhật Bản, người ta áp dụng phương pháp chế biến trà xanh thành dạng bột (còn gọi là phương pháp matcha) và sản phẩm này rất được ưa chuộng tại đất nước mặt trời mọc. Ưu thế của việc “biến” trà xanh thành dạng bột là giữ lại được những thành phần vi chất quý giá, cho màu sắc đẹp mắt, hương thơm dễ chịu, mùi vị đậm đà và giá bán sản phẩm cao gấp nhiều lần so với cách chế biến thông thường. “Chúng em nghĩ sao mình không thử áp dụng phương pháp này cho lá vằng, loại lá mọc rất nhiều ở quê mình, có rất nhiều tác dụng về y học, trước nay chỉ được người dân nấu thành cao hoặc uống tươi? Nghĩ thế là làm thôi anh, chúng em đã cùng thử nghiệm rồi cũng phấn khích trước những lần thất bại rồi thành công...”, Trần Đức Hoan tít mắt cười, kể lại.
Theo phương pháp matcha, các em đã lựa chọn những chiếc lá vằng tươi tốt nhất sau đó tiến hành các phương pháp chế biến khác nhau như: chần, hấp, sấy chân không... sau đó nghiền mịn (bằng cối đá), phân tích các chỉ tiêu, màu sắc, thành phần hóa học để đưa ra kết luận cuối cùng. Sau nhiều lần thử nghiệm với nhiều phương pháp khác nhau, nhiều mẫu lá khác nhau, các em đã cho ra được sản phẩm bột chè vằng chế biến theo phương pháp matcha thành công. “Khi uống bột chè vằng theo cách của bọn em làm, quả nhiên sự trải nghiệm vị giác hoàn toàn khác biệt so với kiểu cũ. Chúng em đã đưa cho bạn bè, thầy cô, cha mẹ... uống thử và ai cũng khen ngon”, Nguyễn Minh Tuyết Sương, cô nữ sinh duy nhất của nhóm cho hay. Sương cũng tiết lộ rằng cả nhóm đã viết thành 1 đề tài “ứng dụng làm bột matcha chè vằng” tham dự cuộc thi “Sáng tạo trẻ tỉnh Quảng Trị” năm 2015 và được hội đồng giám khảo đánh giá rất cao, có khả năng ứng dụng vào thực tế sản xuất.
Đặc biệt, trong quá trình tìm hiểu thực tế, khảo sát, các em cũng đã nắm bắt được nhiều thông tin cũng như mong mỏi của bà con đang nấu cao lá vằng theo phương pháp truyền thống. “Ngoài việc duy trì truyền thống, hầu hết bà con cũng mong muốn đổi mới cách chế biến, làm sao để nâng cao chất lượng và giá thành sản phẩm. Chúng em thấy rằng phương pháp matcha là một gợi ý không tồi”, Hoàn mạnh dạn nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.