'Kỹ sư làng' chế tạo máy nông cụ

18/09/2015 10:10 GMT+7

Chỉ học hết lớp 5, nhưng anh Phi Anh Đệ (40 tuổi, ở thôn Nguyên An, xã Sơn Nguyên, H.Sơn Hòa, Phú Yên) đã tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu chế tạo thành công rất nhiều máy nông cụ giúp người trồng mía giảm chi phí nhân công, tăng năng suất cây mía. Người dân ở đây yêu mến, gọi anh là “kỹ sư làng”.

Chỉ học hết lớp 5, nhưng anh Phi Anh Đệ (40 tuổi, ở thôn Nguyên An, xã Sơn Nguyên, H.Sơn Hòa, Phú Yên) đã tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu chế tạo thành công rất nhiều máy nông cụ giúp người trồng mía giảm chi phí nhân công, tăng năng suất cây mía. Người dân ở đây yêu mến, gọi anh là “kỹ sư làng”.

Chỉ học hết lớp 5, nhưng anh Phi Anh Đệ (40 tuổi, ở thôn Nguyên An, xã Sơn Nguyên, H.Sơn Hòa, Phú Yên) đã tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu chế tạo thành công rất nhiều máy nông cụ giúp người trồng mía giảm chi phí nhân công, tăng năng suất cây mía. Người dân ở đây yêu mến, gọi anh là “kỹ sư làng”.

Anh Đệ bên máy bón phân do anh chế tạo - Ảnh: Đức Huy
Anh Đệ bên máy bón phân do anh chế tạo - Ảnh: Đức Huy
Sinh ra ở một vùng nông thôn của tỉnh Bắc Ninh, nhưng do cuộc sống khó khăn, sau khi học hết lớp 5, anh Đệ đã nghỉ học theo gia đình vào xã Sơn Nguyên để lập nghiệp. Năm 2000, anh Đệ vào TP.HCM làm công nhân, học nghề cơ khí. Không ở lại TP.HCM để lập nghiệp, anh Đệ trở về xã Sơn Nguyên lập gia đình và mở hiệu cơ khí nhỏ để sửa chữa nông cụ. “Ban đầu, tui chủ yếu sản xuất, cải tiến nông cụ thô sơ cung cấp cho bà con trồng mía. Nhưng đây chỉ là những nông cụ sản xuất nhỏ lẻ, còn sản xuất qui mô lớn thì phải cải tiến bằng máy móc hiện đại”, anh Đệ chia sẻ.
Và cũng từ suy nghĩ đó, anh Đệ bắt tay vào mày mò, tìm tòi trên mạng, nghiên cứu và sáng chế ra hàng loạt các loại máy móc phục vụ từng giai đoạn trồng mía, như máy trồng mía, máy cày ngầm bỏ phân, máy xới cỏ, máy phun thuốc cỏ, máy băm rác… Anh Đệ cho biết: “Máy móc nhập về giá thành rất cao, nhưng lại không phù hợp với thực tế canh tác của người dân mình. Tui nghĩ tại sao mình không chế tạo để bán cho người dân vừa giảm giá thành, vừa phù hợp với thực tế sản xuất của bà con”.
Để có những chiếc máy hoàn chỉnh, anh Đệ lắng nghe ý kiến của người dân trồng mía, rồi chỉnh sửa dần. “Đưa máy ra đồng mía thử nghiệm, tui theo dõi quan sát, quay phim toàn bộ hoạt động thử nghiệm máy. Tại ruộng, người dân góp ý thì mình ghi nhận, về nhà xem lại phim để coi cái nào chưa được thì chỉnh sửa hoàn chỉnh”, anh Đệ chia sẻ kinh nghiệm chế tạo máy.
Các máy móc do anh Đệ chế tạo đều giảm được tối đa công lao động, tiết kiệm chi phí cho người trồng mía. Điển hình như máy cày ngầm bỏ phân giúp người nông dân vừa bỏ phân, vừa làm cỏ mía trên diện tích 2 ha đất chỉ trong một ngày. Với cùng diện tích này, nếu làm thủ công truyền thống có thể mất từ 2-3 ngày và tốn hàng chục công lao động. Còn đối với máy xới cỏ mía không chỉ giúp nông dân giảm công lao động, mà còn làm cho đất tơi xốp. Máy phun thuốc cỏ mía thì chỉ tốn chừng 1 giờ đã phun xong diện tích 1 ha mía, trong khi phun thủ công thì mất cả ngày mà còn tốn hơn cả chục lao động.
Ông Hà Châu Ánh, một nông dân trồng mía qui mô lớn ở xã Ea Chà Rang (H.Sơn Hòa) - người sử dụng máy nông cụ của anh Đệ, nhận xét: “Hiệu quả hơn máy ngoại nhập nhưng giá thành rẻ hơn nhiều. Đất trồng mía ở đây không bằng phẳng, đồi dốc nên các thiết bị ngoại nhập không phù hợp và kém hiệu quả. Kể từ khi tôi sử dụng máy móc phục vụ trồng mía do anh Đệ chế tạo thì năng suất tăng, giảm chi phí rất đáng kể. Chi phí cho 1 ha mía giảm từ 5-10 triệu đồng.”
Không dừng lại ở đây, hiện anh Đệ đang tiếp tục nung nấu thực hiện ý tưởng nghiên cứu, chế tạo máy thu hoạch mía cho nông dân. Khi thành công, sẽ giúp nông dân giải quyết khó khăn về nhân công trong mùa chính vụ và giảm chi phí. “Cái khó ở chỗ, nếu áp dụng máy thu hoạch mía thì phía nhà máy cũng phải thay đổi băng chuyền nguyên liệu. Vì vậy, điều này phụ thuộc vào nhà máy”, anh Đệ nói.
Khuyến khích chế tạo thêm máy móc
Ông Lê Văn Cựu, Giám đốc Sở KHCN Phú Yên đánh giá rất cao về việc nghiên cứu, tìm tòi chế tạo máy nông cụ phục vụ sản xuất mía của anh Đệ. Theo ông Cựu, tỉnh nên khuyến khích anh Đệ chế tạo thêm máy móc, thiết bị để cơ giới hóa cho nông dân trồng mía. Còn ông Ngô Tấn Thái, Phó chủ tịch UBND xã Sơn Nguyên, thì khẳng định: “Việc tự tìm tòi, sáng kiến cải tiến kỹ thuật máy móc của anh Đệ đã giúp người dân mạnh dạn đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp, mở rộng diện tích, giảm chi phí, tăng năng suất cây mía, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.