Nỗi lòng người mẹ có con mắc bệnh tự kỷ

02/04/2015 16:31 GMT+7

(TNO) Trên khuôn mặt của nhiều phụ huynh có con bị tự kỷ dường như không dấu được nỗi buồn thầm kín, bởi thương con mình không giống như những đứa trẻ bình thường khác.

(TNO) Ngày 2.4, tại Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật (quận 3, TP.HCM), đã diễn ra chương trình “Ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỷ” với sự tham gia của hàng trăm trẻ tự kỷ. 

Xa quá, trường hòa nhập cho trẻ tự kỷ - ảnh 1
MC Thanh Bạch hát múa cùng trẻ bị tự kỷ tại chương trìnhMC Thanh Bạch hát múa cùng trẻ bị tự kỷ tại chương trình - Ảnh: Ngọc Lê
Dù là ngày hội dành cho trẻ tự kỷ nhưng trên khuôn mặt của nhiều phụ huynh không dấu được nỗi buồn thầm kín, bởi thương con mình không giống như những đứa trẻ bình thường khác.
Buồn vì không mang lại hạnh phúc trọn vẹn
Tiếp xúc với chị Ngọc Như (ngụ Gò Vấp, TP.HCM), có đứa con trai tên Trọng Nhân (4 tuổi) mắc bệnh tự kỷ. Chị Như tâm sự, gia đình nội ngoại chưa ai bị bệnh này. Khi con tôi được 8 tháng, thấy chậm lật, chậm nói... không lanh lợi giống những đứa trẻ khác cùng lứa. Lo lắng nên tôi đem con đến Bệnh viện Nhi đồng khám, bác sĩ chẩn đoán con chị có biểu hiện của chứng tự kỷ. Từ đó đến nay, bé Nhân luôn phải uống thuốc, đồng thời được học tại Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật để chữa trị kịp thời.
Theo chị Như, con chị sợ đám đông, không dám đi chơi ở công viên. “Cho con học ở trung tâm này thấy nhiều đứa trẻ khác mới hiểu con mình còn may mắn. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, lúc biết con bị bệnh lòng tôi buồn vì thương nó phải chịu thiệt thòi, lo cho tương lai không biết sẽ như thế nào. Nhưng giờ phải dần chấp nhận vì buồn và khổ tâm hoài thì con mình còn thiệt thòi hơn nữa. Là mẹ, phải hy sinh và cố gắng vì con”, chị Như chia sẻ.
Tương tự, chị Lê Nguyên Quyền (ngụ quận Bình Tân, TP.HCM), chia sẻ ngày bác sĩ cho biết con mình có biểu hiện của bệnh tự kỷ, cả tháng trời hai vợ chồng nhìn nhau khóc suốt. Nhưng rồi thấy con lớn lên từng ngày, lòng cũng được an ủi phần nào. Chỉ buồn vì không mang lại cho con mình hạnh phúc trọn vẹn.
Chị Quyền lau nước mắt kể tiếp, bé Việt (con chị) đã 5 tuổi nhưng chỉ nói được một từ duy nhất là ‘ba’. Chị ước con mình có thể gọi tiếng ‘mẹ’ nhưng nghe thật xa xôi. “Con nó chạy đến vỗ vai tôi khi tôi buồn, tới thơm má, ôm ba mẹ... là những điều hạnh phúc nhất của cuộc đời tôi”, chị Quyền nói.
Hỏi về sự tiến triển của bé sau khi đến trường và bắt đầu tiếp xúc với bạn bè, chị Quyền chia sẻ, khi đi học về nó cắn tay, lấy áo trùm chân... Đó là những biểu hiện lạ của bé mà trước đây không có nên chị cũng lo. Hỏi cô giáo thì cô cho biết đó là sự bắt chước của trẻ nên đỡ lo lắng hơn. Giờ đây, được sự giảng dạy của thầy cô nó không còn sợ khi nhìn thấy người lạ như ngày xưa nữa.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.