Những chàng trai Việt làm ứng dụng cho Liên Hiệp Quốc

29/01/2017 20:33 GMT+7

Ban Dịch vụ tham quan Liên Hiệp Quốc (UN Visitors Services) đã tung ra một ứng dụng di động miễn phí nhằm chi tiết hóa nghệ thuật trưng bày ở khu vực công cộng của trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York.

Ứng dụng này được tạo ra bởi hai lập trình viên chính là Lê Trọng Hiếu (26 tuổi) và Trần Đào Vương Vũ (31 tuổi, cùng ở TP.HCM).

tin liên quan

Người trẻ thay đổi cái nhìn về nông nghiệp sạch
Giới trẻ vốn có định kiến rằng làm nông là nghề vất vả nên không nhiều người hứng thú với công việc này. Tuy nhiên, định kiến này đang dần thay đổi và ngày càng nhiều bạn trẻ tham gia vào nông nghiệp theo những cách khác nhau.
Vũ và Hiếu là cựu sinh viên Trường đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM, cả hai đều học chương trình đào tạo quốc tế ITEC của trường hợp tác với Đại học AUT (New Zealand).
Sau khi tốt nghiệp, mất gần một năm làm công việc bán thời gian kiếm sống nhưng với niềm đam mê khoa học công nghệ, hai chàng trai đã quyết tâm cùng với hai người thầy cố vấn là Petteri Kaskenpalo và Indra Putra Wijaya, tiếp tục phát triển đồ án tốt nghiệp của mình thành một công ty chuyên phát triển ứng dụng phần mềm.
Để phát triển một ứng dụng cho một tổ chức như Liên Hiệp Quốc là một khó khăn rất lớn nhưng bên mình đã làm được. Bởi Liên Hiệp Quốc yêu cầu một ứng dụng hỗ trợ và phải hoàn thành trong thời gian gấp rút nhưng tụi mình đã có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu này
Trần Đào Vương Vũ
Cả hai đã cùng nhau nghiên cứu và phát triển rất nhiều sản phẩm hữu ích, tiềm năng. Như Seek & Spot là một ứng dụng chạy trên môi trường điện thoại Android và iOS tương tác với máy chủ.
Tương tự như chương trình truyền hình The Amazing Race, người dùng có thể tạo ra các trò chơi đòi hỏi người chơi phải đi đến một địa điểm nhất định và hoàn tất một số màn trước khi tiếp tục với các địa điểm khác. Ngoài ra ứng dụng có thể được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như hướng dẫn tham quan, tổ chức các sự kiện, phát triển các mối quan hệ...
Nhiều sản phẩm của hai chàng trai cũng đã được những tổ chức uy tín trên thế giới sử dụng. Như ứng dụng được thiết kế riêng cho tổ chức phi lợi nhuận Active Transportation Allince ở Chicago dành cho sự kiện Bike Commuter Challenge được tổ chức hằng năm.
Ứng dụng cho phép người dùng theo dõi và lưu trữ lộ trình bằng xe đạp của mình và cạnh tranh với các đối thủ thành viên khác tham gia vào cuộc thi.
Gần đây nhất là InfoSpot, ứng dụng được tách ra từ Seek & Spot với mục đích hướng dẫn tham quan bằng cách cung cấp cho người dùng thông tin về một vị trí xác định dựa vào GPS, QR code hoặc ibeacon. Thông tin có thể là hình ảnh, âm thanh hoặc là video.
Thành phẩm đầu tiên của dòng sản phẩm này là ứng dụng dành riêng cho Ban Dịch vụ tham quan Liên Hiệp Quốc, mang tên UN Visitor Centre. Nhân ngày Liên Hiệp Quốc vừa qua, cả hai đã được mời sang trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York để chính thức ra mắt ứng dụng này.
Ứng dụng (hiện có trên Google App và Apple Store với từ khóa UN Visitor Centre) đặc tả 65 công trình kiến trúc nghệ thuật trong quảng trường, tiền sảnh và Trung tâm khách hàng của tòa nhà Liên Hiệp Quốc. Vũ cho biết: “Trước khi có ứng dụng, khách tham quan đến khu trưng bày của Liên Hiệp Quốc thường không biết mình phải xem gì cũng như không có trước những thông tin cụ thể về những gì mình có thể tham quan; hay trong trường hợp khách tham quan đứng trước một vật phẩm nhưng không biết được đó là hiện vật gì nếu không có sự hỗ trợ từ hướng dẫn viên. Đây là một bất tiện cho du khách. Thế nhưng, khi sử dụng ứng dụng khách tham quan có thể tự mình khám phá và chọn một số khu vực hứng thú để tham quan, cũng như định vị được vị trí của hiện vật ngay trên chiếc điện thoại của mình. Điều này đồng nghĩa với việc tự bạn khám phá mà không cần đến hướng dẫn viên du lịch. Khi bạn đến với một hiện vật, ứng dụng sẽ thuyết minh về hiện vật đó bằng các kênh âm thanh, hình ảnh và video vô cùng sống động”.
Hiện ứng dụng đã có sẵn 6 thứ tiếng Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Ả Rập và Trung Quốc.
Ngoài ra, với ứng dụng, khách tham quan còn được hỗ trợ thêm các công cụ như quét mã QR bằng máy chụp hình trên điện thoại thông minh để nhanh chóng xác định thông tin hiện vật.
“Để phát triển một ứng dụng cho một tổ chức như Liên Hiệp Quốc là một khó khăn rất lớn nhưng bên mình đã làm được. Bởi Liên Hiệp Quốc yêu cầu một ứng dụng hỗ trợ và phải hoàn thành trong thời gian gấp rút nhưng tụi mình đã có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu này”, Vũ tự hào.
Vũ cũng cho biết hiện tại đang phát triển thêm các chức năng mới cho ứng dụng như hỗ trợ chọn lựa tour, đặt vé trực tuyến, kiểm tra kiến thức về các vật phẩm ngay trên thiết bị thông minh...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.