Người thừa kế tập đoàn Thanh Hằng: Tôi lớn lên từ những lời phàn nàn

18/12/2015 09:00 GMT+7

Thật dễ hình dung cuộc sống trong nhung lụa của những “cậu ấm, cô chiêu” thừa kế các tập đoàn kinh doanh lớn. Vẻ ngoài của Thế Anh, con trai duy nhất của nữ doanh nhân Đặng Thanh Hằng, cũng gợi lên cảm giác đó.

Thật dễ hình dung cuộc sống trong nhung lụa của những “cậu ấm, cô chiêu” thừa kế các tập đoàn kinh doanh lớn. Vẻ ngoài của Thế Anh, con trai duy nhất của nữ doanh nhân Đặng Thanh Hằng, cũng gợi lên cảm giác đó.

Thế Anh, CEO công ty H&H, cùng mẹ, bà Đặng Thanh Hằng, người đứng đầu Thanh Hằng Beauty MediThế Anh, CEO công ty H&H, cùng mẹ, bà Đặng Thanh Hằng, người đứng đầu Thanh Hằng Beauty Medi
Nhưng cuộc trò chuyện với Thế Anh, ngay sau một sự kiện lớn của công ty riêng của anh trong tập đoàn Thanh Hằng, cho thấy những suy nghĩ chững chạc và sâu lắng hơn hẳn vẻ ngoài phong lưu và độ tuổi mới ngoài hai mươi của chàng CEO này.
Xin anh cho biết, anh đã bắt đầu tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình từ lúc nào?
Một vài năm trước, khi còn du học tại Mỹ, tôi vẫn thường đến công ty giúp mẹ một số việc mỗi khi tôi về nghỉ hè, nhưng thực sự chưa thể gọi là chính thức tham gia vào công việc được, vì chỉ là một vài việc nhỏ. Sau khi tốt nghiệp đại học xong, tôi mới thực sự tham gia vào công việc kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên đôi khi vẫn cần sự cố vấn của mẹ, rồi từ đấy tự rút ra bài học cho bản thân.
Nhiều người thừa kế các tập đoàn từng phải gác lại ước mơ riêng để gánh vác việc kinh doanh của bố mẹ, còn anh thì sao?
Thực ra, ngay từ nhỏ, khi mẹ tôi chỉ mới xoay sở buôn bán trong một cửa tiệm nhỏ thôi, tôi đã được theo mẹ ra tiệm chơi, mẹ vừa bán hàng vừa trông con. Sau này khi lớn hơn một chút, đi học về tôi cũng thường xuyên ra tiệm của mẹ, đợi đến khi mẹ xong việc rồi hai mẹ con cùng về. Cứ ngồi chống cằm nhìn mẹ, thấy mẹ bôn ba tất tả với việc kinh doanh, tôi mới hiểu được lí do nhiều khi mẹ quên cả đón tôi sau giờ tan học. Cái điều đơn giản mà tôi ngộ ra lúc ấy đã âm thầm hun đúc cho tôi một quyết tâm: lớn lên nhất định phải làm được gì đó để giúp mẹ, cho mẹ đỡ vất vả. Với tôi, mẹ luôn là thần tượng, nên nếu nói về ước mơ, thì ước mơ duy nhất của tôi là được tiếp nối bước đường kinh doanh của mẹ, mở rộng và nối dài ước mơ của mẹ.
Anh có thể chia sẻ đôi chút về chương trình học của anh tại Mỹ?
Hiện tại tôi đang theo học chương trình MBA marketing tại trường Concordia University ở Irvine, California. Tôi đang học năm đầu và còn khoảng 1 năm rưỡi nữa trước khi tốt nghiệp chương trình thạc sĩ này. Tôi sang Mỹ từ năm 16 tuổi, bắt đầu cuộc sống và học tập một mình tại đây suốt 8 năm. Cậu học trò cấp ba là tôi khi ấy cũng đã mất 2 tháng để có thể có người bạn đầu tiên trên đất Mỹ, và thêm nhiều cái “2 tháng” nữa để hiểu và hòa nhập với văn hóa xứ người.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất thời đó là giai đoạn tôi ở homestay tại nhà của một gia đình Mỹ mà trường sắp xếp. Bà chủ nhà rất khó tính và luôn phàn nàn, thậm chí là lớn tiếng mắng và giảng cả tràng dài mỗi khi tôi đi học về muộn, dù chỉ tầm 10-15 phút, thường là do nhỡ tàu và xe buýt. Xa nhà, lại suốt ngày bị ăn mắng, đó quả là một quãng thời gian khó khăn với một cậu học sinh tuổi dậy thì, nhưng cũng nhờ bị mắng nhiều mà khả năng… nghe nói Tiếng Anh của tôi đã được nâng cao trong một thời gian ngắn, chắc là nhờ mải tập trung nghe và tìm lý do để giải thích cho bà nguôi giận (cười). Và từ những lời phàn nàn, tôi cũng học được cách không chỉ làm đối phương nguôi giận, mà còn là cách giải thích, thương lượng để họ đối xử hợp lý với mình hơn. Tôi đã học được kỹ năng đàm phán với khách hàng khó tính không phải từ chương trình đại học, mà từ những lần bị phàn nàn như thế.
CEO Thế Anh: “Tôi đang nỗ lực để phát triển công ty của riêng mình”

Anh đã làm gì để chứng tỏ thực lực của mình, với tuổi đời còn khá trẻ, ở cương vị cao nhất tại các công ty của tập đoàn mà anh đang nắm giữ?
Trong vai trò hiện tại, tôi là người chủ động thảo luận, ký kết hợp đồng với các đối tác và luật sư ở Mỹ. Các ý kiến của tôi, tích hợp từ những gì được học và thực hành tại đây, cũng được phổ biến cho đội ngũ tại VN, rồi mọi người cùng thảo luận đưa ra quyết định cuối cùng. Thứ 2 hằng tuần tôi đều họp mặt, gặp gỡ nhân viên để lắng nghe ý kiến, xem xét kết quả công việc trong tuần qua cũng như đưa ra kế hoạch ngắn hạn trong tuần tới để định hướng công việc cho từng người. Tôi tin rằng, bằng những nỗ lực từng ngày một, theo thời gian tôi sẽ tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân, và như vậy, không cần phải chứng minh, tôi cũng có thể khiến mọi người yên tâm và tin tưởng với vị trí mình được giao.
Thế Anh, CEO H&H (thứ hai từ phải sang) cùng các thành viên trong tập đoàn và tiến sĩ dinh dưỡng Mỹ tại Hội thảo "3 không" ở Hà Nội
Khi bố mẹ là đại gia, họ thường lo lắng nhất là việc con cái quản lý tài sản họ để lại như thế nào. Mẹ anh có định hướng cho anh về việc này không?
Mẹ tôi cũng không phải là đại gia nên mẹ tôi luôn nhắc tôi phải biết tiêu tiền cho những việc cần thiết và phải biết tiết kiệm từ bé. Mẹ luôn rất nghiêm khắc với tôi, nhưng mẹ không bao giờ đánh tôi, mà mẹ chỉ dùng lời nói thôi cũng đủ làm tôi phải suy nghĩ về hành động của mình. Lúc còn bé thì mẹ hay dạy và định hướng cho tôi rất nhiều, nhưng từ khi bắt đầu sang Mỹ du học một mình thì mẹ luôn tạo điều kiện để tôi tự chủ động suy nghĩ cho tương lai của bản thân. Tôi cũng đã từng có thời gian đi làm ở nhà hàng khoảng nửa năm để có thêm kinh nghiệm, nên tôi cũng biết được để kiếm được đồng tiền phải vất vả như thế nào. Tôi nghĩ những gì mẹ tôi để lại cho tôi phần lớn là cái cần câu thôi, còn đi câu được cá thế nào là phải do chính bản thân tôi. Cũng chính vì thế nên tôi vẫn đang cố gắng phát triển công ty của mình.
Xin cảm ơn anh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.