Mê lễ hội, quên giảng đường

28/02/2013 08:28 GMT+7

(TNO) Nghỉ tết dài ngày, không ít sinh viên đã hết tết vẫn chưa quen giảng đường bằng không khí lễ hội.

>> Sinh viên nước ngoài ăn tết Việt
>> Sinh viên cầm đồ về quê ăn Tết
>> Những sinh viên không về quê ăn Tết
>> Sinh viên nước ngoài trải nghiệm tết Việt
>> Ăn bánh chưng đón tết sớm ở Anh

Trước tết vui tất niên, sau tết mừng tân niên

hậu tết
 Đầu năm mới, rất dễ bắt gặp những hình ảnh thế này tại giảng đường - Ảnh: Thúy Hằng

 
“Không thể sa đà quá trong bia, rượu, tiệc tùng mà thành một thói quen xấu, ảnh hưởng đến cả những ngày hậu tết”.

Quách Công Năm - Chi hội trưởng Hội Lưu học sinh VN tại ĐH sư phạm Hoa Trung, TP.Vũ Hán, Trung Quốc

Vũ Quốc Cường, sinh viên năm 4 Đại học Công đoàn, cho biết từ mồng 8 tháng giêng đến nay chưa hôm nào Cường ăn cơm ở nhà. Hết bạn bè tiểu học họp lớp, lại đến bạn bè trung học cơ sở, trung học phổ thông gặp mặt đầu năm, rồi liên hoan với lớp đại học mừng năm mới, với nhóm bạn thân chúc nhau năm cuối ra trường thuận lợi.

“Nhẹ thì một bữa rượu ốc, nặng thì lẩu vịt, lẩu gà. Mỗi bữa mỗi người góp chừng 100.000 đồng hoặc hơn. Trà đá, kẹo lạc, nước ngọt ngồi vỉa hè chỉ để gặp nhau mấy phút thôi, làm sao thành tiệc gặp mặt được”, Cường bảo.

Với tâm lý sinh viên năm 4, sắp phải ra trường, càng phải biết quý trọng khoảnh khắc được ngồi bên bạn bè, Cường và bạn Cường chi tiêu không ít cho những bữa ăn nhậu tân niên, sau đó có thể ăn mì tôm triền miên hoặc vay nợ bạn bè thì cũng đành chấp nhận.

Qua tết được hơn 2 tuần lễ, tuy nhiên tại nhiều ký túc xá, khu nhà trọ của nhiều trường đại học, không khí tết vẫn còn hết sức rôm rả. Với giò, chả, bánh chưng, đủ các loại rượu… mang đủ từ quê lên, nhiều buổi tiệc được tổ chức tại ngay khu trọ.

“Tết không có nghĩa là chỉ hưởng thụ. Sinh viên có thể đi thăm ông bà, đi du lịch, thăm hỏi thầy cô, bè bạn. Nhưng trong chừng mực, thời gian, điều kiện kinh tế cho phép. Tôi rất khâm phục những sinh viên dành thời gian nghỉ Tết của mình đi bán hàng, làm thêm lại các vườn đào, vườn mai, làng gói bánh chưng cổ truyền để có thu nhập, thêm kinh nghiệm cho cuộc sống”
Tiến sĩ Nguyễn Văn Đồng, giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội
Minh Hằng, sinh viên Đại học Mỏ - Địa chất (trọ tại Cổ Nhuế, H.Từ Liêm) cho biết những ngày sau tết, cả xóm hiếm có đêm nào tắt điện trước 2 giờ sáng. Hôm nay ăn nhậu với quà tết của nhà này, ngày mai ăn nhậu với đồ tết từ nhà khác. “Nếu chỉ ăn uống một lúc cũng không sao. Nhưng mọi người còn uống rượu bia say, thanh niên trong xóm lời qua tiếng lại, cãi nhau, rồi đánh nhau ầm ĩ”, Hằng kể.

Èo uột không khí giảng đường

Ngọc Anh (sinh viên năm 2, Đại học Luật Hà Nội) cho biết tình trạng người bỏ học, hoặc đến lớp rồi ngủ gục vẫn kéo dài hơn một tuần nay. Lớp của Ngọc Anh có ngày vắng đến hơn 20 người.

“Mỗi môn học tùy đơn vị học trình mà sinh viên có thể nghỉ từ 2 đến 3 buổi, tuy nhiên, mọi sinh viên thường dồn vào những ngày đầu năm mới để nghỉ một thể. Đến lớp thấy vắng tanh, ai cũng uể oải, thầy giáo cũng chán chẳng muốn giảng bài kỹ càng, giờ học càng chán nản”, Ngọc Anh nói.

Giờ Triết học của sinh viên một lớp ở Học viện Hành chính quốc gia, giáo viên điểm danh từ đầu giờ, vẫn có hơn 10 sinh viên vắng. 40 sinh viên còn lại, người nằm, người ngồi, người nhắn tin, người vào facebook. Một nhóm sinh viên đang tranh luận sôi nổi địa điểm có thể xem bói thích hợp sau khi tan học. Người muốn sang Gia Lâm, người nói bà thầy bói ở phố Quán Thánh xem linh nghiệm hơn, chung cuộc, buổi học kết thúc khi trong đầu mọi người chỉ toàn là những lời đồn đoán về tương lai, số mệnh…

“Năm nào em cũng phải làm một vòng đủ các lễ hội mới yên tâm vào năm học. Leo Yên Tử lại đến hội chùa Hương, chợ Viềng, hội Bà chúa kho, hội Lim, hội đền Trần rồi lại đến các lễ chọi trâu ở Vĩnh Phúc. Nghỉ xong công nhận đi học thấy cũng ngại. Chắc sẽ mất một tuần chểnh mảng”, Võ Huy Anh -  sinh viên năm 3 Đại học Công nghiệp Hà Nội thừa nhận. 

 Thúy Hằng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.