Hơn 500 người cùng nhau ‘Đi tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ’

28/06/2020 17:20 GMT+7

Không chỉ sinh viên mà phụ huynh cũng có mặt cùng trao đổi, lắng nghe để đi đến sự thấu hiểu nhau giữa các thế hệ trong buổi giao lưu với chủ đề 'Đi tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ'.

Tối 26.6 , buổi chia sẻ với chủ đề: “Đi tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ" đã diễn ra tại  hội trường Văn Khoa Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM với sự tham gia của vị khách mời đặc biệt-  tiến sĩ Đặng Hoàng Giang,  tác giả quyển sách cùng tên hơn 500 người không chỉ  sinh viên  mà còn có các bậc phụ huynh.

Chữ "ngoan" vô cùng độc hại

Trong buổi giao lưu, tác giả của quyển sách Đi tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ, tiến sĩ Đặng Hoàng Giang chia sẻ mình là người bố hai đứa con "tuổi teen" mong muốn hiểu thế giới của các bạn đằng sau bộ mặt kinh dị, kháu khỉnh, thờ ơ kia là gì?
Có những bạn phải trở thành những người lớn sớm để che chở cho gia đình mình, những bậc cha mẹ hiện thực hóa ước mơ dang dở của mình bằng cách bắt buộc con phải làm theo để đem lại hãnh diện cho bố mẹ. Không chỉ vậy, những bạn trẻ từng phải chứng kiến ba mẹ bạo lực nhau tạo ra một cú sốc tinh thần lớn, vết sẹo tinh thần đó khó có thể mà chữa lành được. Càng đau đớn hơn khi con cái không kết nối được với bố mẹ của mình.
Ông Trần Nam, Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ Doanh nghiệp, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, đồng thời cũng là một người cha trong gia đình,  cho biết: “Sau buổi chia sẻ của tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, tôi nghĩ mình không nên áp đặt những đứa trẻ theo ý mình muốn. Các vị phụ huynh hãy để con phát triển một cách độc lập, khuyến khích những điểm mạnh của đứa trẻ, như vậy mới thật sự là hạnh phúc”.

Tác giả Đặng Hoàng Giang (trái) trong buổi giao lưu

Thế Nguyễn

Nhiều bạn trẻ chia sẻ về việc cha mẹ luôn mong muốn đứa con của mình ngoan ngoãn nhưng theo tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, chữ "ngoan" vô cùng độc hại. Khao khát cho con cái mình ngoan ngoãn mà không phản biện, không suy nghĩ – đó là mong muốn vô cùng nguy hiểm.  
“Triết lý về giáo dục của tôi, chính là làm sao khi đứa trẻ lớn lên phải là một cá thể độc lập, trong tư duy, trong việc xác định các giá trị, hành vi của mình với cá nhân, và với cộng đồng. Tôi hiểu rất rõ nếu một cá nhân không thể phát triển bản thân, phải "ngoan" hay phải "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" thì sẽ không được hạnh phúc, vì không được "hòa bình" với chính bản thân mình” - Tác giả quyển sách Đi tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ nhận định.

Dịp để nói về những bất trắc tâm lý của người trẻ

Hoàng Anh, sinh viên  năm 3 Trường ĐH Sài Gòn, cho biết buổi giao lưu là dịp để ngồi lại trung thực nói về những bất trắc  tâm lý ở những người người trẻ. Hiện nay, mọi người vẫn hay thắc mắc với người trẻ tại sao họ có vẻ như trở nên vô tâm và thờ ơ với mọi thứ, nhưng câu chuyện đằng sau những điều đã làm ảnh hưởng tới sự vô tâm và thờ ơ đó của họ thì mọi người khó hiểu được.
“Mình đã từng trải qua những khó khăn, có những vết sẹo tinh thần và đang trong quá trình chữa lành vết thương tinh thần cho chính bản thân mình. Tuy nhiên, mình nghĩ rằng không dễ dàng, nhưng với nỗ lực, chúng ta có thể tiến đến điều tốt đẹp hơn khi trở thành cha mẹ trong tương lai để có sự thấu hiểu hơn giữa  các thế hệ ”, Hoàng Anh bộ bạch tại buổi giao lưu với tác giả cuốn sách Đi tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ.
Những hình ảnh tại buổi giao lưu "Đi tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ".
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.